Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

430
  Tải tài liệu

Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 148 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 11.2 em hãy:

- Xác định độ cao chêch lệch giữa hai đường đồng mức.

- Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ.

- So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2.

- Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn?

Bài 11. Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Trả lời:

- Độ cao chêch lệch giữa hai đường đồng mức là 200m.

- Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ:

+ Điểm B: 0.

+ Điểm C: 0.

+ Điểm D: 600m.

+ Điểm E: 100m.

- So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2: A1 cao hơn A2 và cao hơn 50m.

- Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn từ A1 đến C do có khoảng cách các đường đồng mức càng ngắn thì độc dốc càng lớn.

Bài 11. Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Câu hỏi 2 trang 149 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 11.3 em hãy:

- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua những dạng địa hình nào?

- Trong các điểm A, B, C điểm nào có độ cao thấp nhất và độ cao cao nhất?

Bài 11. Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Trả lời:

- Lát cắt lần lượt đi qua những dạng địa hình: Cao nguyên, đồi và đồng bằng.

- Điểm C có độ cao cao nhất, điểm A có độ cao thấp nhất.

Bài 11. Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 11: Thực hành độc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

* Khái niệm: Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,…) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức.

* Đường đồng mức

- Khái niệm: Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao trên lược đồ địa hình.

- Đặc điểm

+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều đặn gọi là khoảng cao đều.

+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.

+ Các đường đồng mức càng cách xa nhau, địa hình càng thoải.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành độc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Cách đọc lược đổ địa hình tỉ lệ lớn:

- Xác định khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức.

- Căn cứ vào đường đồng mức, tính độ cao của các điểm trên lược đồ.

- Căn cứ độ gần hay xa giữa các đường đồng mức để biết được độ dốc địa hình.

- Tính khoảng các thực tế giữa các điểm dựa vào tỉ lệ lược đồ.

II. Lát cắt địa hình

* Lát cắt địa hình

- Khái niệm: Là các thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc.

- Đặc điểm: Lát cắt cho chúng ta biết được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.

* Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình

- Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điểm bắt đầu và điểm cuối của lát cắt.

- Từ hai điểm mốc này, ta có thể biết được lát cắt có hướng như thế nào, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,...

- Từ đó, ta có thể mô tả sự thay đồi của địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối lát cắt.

- Dựa vào tỉ lệ lát cắt, có thể tính được khoảng cách giữa các địa điểm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành độc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của ngoại lực?

A. Núi lửa.

B. Đứt gãy.

C. Bồi tụ. 

D. Uốn nếp.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/144, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Mỏ khoáng sản nhiên liệu là

A. dầu mỏ.

B. đồng.

C. titan.

D. mangan.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ

A. vàng.

B. sắt.

C. đồng.

D. chì.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

A. Man-ti.

B. Vỏ Trái Đất.

C. Nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/139, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

B. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

C. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

D. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/140, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Núi thấp có độ cao từ

A. dưới 1000m. 

B. 1000 - 2000m.

C. 2000 - 3000m.

D. trên 3000m.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn.

B. Phong hoá.

C. Hạ xuống.

D. Xâm thực.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/144, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Ở nước ta, các loại khoáng sản than tập trung chủ yếu ở

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Bắc.

Lời giải

Đáp án D.

Ở nước ta, các loại khoáng sản dầu khí tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ. Còn khoáng sản than tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh (> 90% than tập trung ở tỉnh này).

Câu 9. Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

A. Mài mòn.

B. Nâng lên.

C. Uốn nét.

D. Động đất.

Đáp án A.

SGK/144, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Một số quốc gia ở Đông Nam Á biển đảo nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/142, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung có nhiều ở tỉnh nào sau đây?

A. Bắc Ninh.

B. Nam Định.

C. Sơn La.

D. Phú Thọ.

Lời giải

Đáp án D.

Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung nhiều ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên,…

Câu 12. Dân cư thường tập trung đông đúc ở xung quanh các vùng núi lửa đã tắt là do

A. giàu có khoáng sản, địa hình phẳng.

B. đất đai màu mỡ, nhiều cảnh quan đẹp.

C. xuất hiện hồ nước ngọt, nhiều cá lớn.

D. khí hậu, thời tiết ôn hòa và nhiều thú.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/142, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Địa hình đồi không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn và đồi thoải.

B. Sườn dốc và nhô cao.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?

A. Yên Bái, Hà Giang.

B. Sơn La, Cao Bằng.

C. Điện Biên, Lai Châu.

D. Lạng Sơn, Hòa Bình.

Lời giải

Đáp án C.

Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

Câu 15. Động Phong Nha thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Bình.

B. Quảng Bình.

C. Thanh Hóa.

D. Quảng Trị.

Lời giải

Đáp án B.

Ở nước ta hang động có nhiều nhất ở tỉnh Quảng Bình với nhiều hang động nổi tiếng bậc nhất như động Phong Nha, Sơn Đoòng, động Thiên Đường,…

Bài viết liên quan

430
  Tải tài liệu