Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

388
  Tải tài liệu

Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 144 Địa Lí lớp 6: Dựa vào nội dung trong bài và hình 10.1 em hãy cho biết:

- Thế nào là quá trình nội sinh và ngoại sinh?

- Bề mặt địa hình thay đổi như thế nào ở mỗi hình a, b, c?

- Hình nào là kết quả của các quá trình ngoại sinh và hình nào là kết quả của quá trình nội sinh?

Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Trả lời:

- Khái niệm

+ Quá trình nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng đất làm di chuyển các mảng quá trình kiến tạo, nén ép các lớp đất đá hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất.

+ Quá trình ngoại sinh là quá trình hình thành địa hình xảy ra trên bề mặt Trái Đất bao gồm phá hủy, vận chuyển bồi tụ được.

- Bề mặt địa hình thay đổi

+ Hình a. Do ảnh hưởng của sóng biển, sau một thời gian dài đã làm thay đổi địa hình và tách rời mặt đất tạo thành các đảo nhỏ hoặc hàm ếch.

+ Hình b. Do ảnh hưởng của gió thổi vào các mỏm núi khiến sườn núi dần dần bị ăn mòn, biến mất tạo thành các cột nấm đá.

+ Hình c. Do các mảng kiến tạo va chạm với nhau tạo thành các ngọn núi và núi lửa, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài Trái Đất.

- Hình a, b là quá trình ngoại sinh; hình c là quá trình nội sinh.

Câu hỏi 2 trang 145 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài, em hãy:

Trả lời câu hỏi trang 145 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 mới: Dựa vào hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài, em hãy:

- Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.

- Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.

- Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.

Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Trả lời:

- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.

- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Câu hỏi 3 trang 147 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 10.5 và thông tin trong bài:

- Em hãy cho biết các hình a, b, c, d là khoáng sản nào?

- Những khoáng sản này có công dụng gì?

- Hãy kể tên một vài khoáng sản khác mà em biết.

Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Trả lời:

- Nội dung các hình

+ Hình a: Đá vôi.

+ Hình b: Than.

+ Hình c: Vàng.

+ Hình d: Kim cương.

- Công dụng: Có ích được con người khai thác sử dụng, sản xuất và phát triển kinh tế.

- Một vài khoáng sản khác: Dầu mỏ, đồng, sắt, apatit, kẽm, thạch anh,...

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 147 Địa Lí lớp 6:

1. Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?

2. Cho biết độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình chính.

3. Tìm hiểu thông tin về hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản mà em biết.

Trả lời:

1. Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh

 

Nội sinh

Ngoại sinh

Khái niệm

Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Tác động

Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Kết quả

Tạo ra các dạng địa hình lớn.

Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

2. Độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình

- Núi: Độ cao tuyệt đối trên 500m.

- Cao nguyên: Độ cao tuyệt đối trên 500m.

- Đồi: Độ cao tuyệt đối không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

- Đồng bằng: Độ cao tuyệt đối dưới 200m.

3. Hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản

Học sinh tìm thông tin qua sách, báo, internet,…

Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Một số hiện trạng khai thác khoáng sản

- Quản lý các doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến việc thai đá bị khai thác lãng phí.

- Tai nạn trong quá trình khai thác than đá ngày càng trở nên báo động.

- Hiện trạng khai thác khoáng sản chui còn rất nhiều, nhiều các đơn vị khai thác không có giấy phép,…

Vận dụng trang 147 Địa Lí lớp 6: Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Dạng địa hình này phù hợp với những hoạt động kinh tế nào?

Trả lời:

- Học sinh dựa vào nơi sống của mình để hoàn thiện câu trả lời.

- Ví dụ:

+ Nơi em sinh sống là đồng bằng; các hoạt động kinh tế như: trồng trọt, buôn bán, công thương nghiệp, dịch vụ,...

+ Nơi em sinh sống là núi; các hoạt động kinh tế như: chăn nuôi gia súc lớn, trồng trọt,…

Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

I. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Chân trời sáng tạo

 

Nội sinh

Ngoại sinh

Khái niệm

Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Tác động

Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Kết quả

Tạo ra các dạng địa hình lớn (châu lục, miền, cao nguyên, núi cao,…).

Tạo ra các dạng địa hình nhỏ (nấm đá, hang động, bãi bồi,…).

 

II. Các dạng địa hình chính

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. 

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

 

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Chân trời sáng tạo

III. Khoáng sản

- Khái niệm

+ Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế.

- Phân loại: Khoáng sản năng lượng, kim loại và phi kim.

- Thời gian hình thành rất dài, vài trăm hoặc triệu năm nên cần khai thác và sử dụng hợp lí.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Chân trời sáng tạo

 

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá tình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng của bức xạ mặt trời.

D. năng lượng từ biển và đại dương.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/144, địa lí và lịch sử 6.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần.

B. hoạt động vận động kiến tạo.

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/145, địa lí và lịch sử 6.

Câu 3. Nội lực có xu hướng nào sau đây?

A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.

B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.

C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 

D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/144, địa lí và lịch sử 6.

Câu 4. Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn.

B. Phong hoá.

C. Xâm thực.

D. Nâng lên.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/145, địa lí và lịch sử 6.

Câu 5. Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của

A. băng hà.

B. gió.

C. nước chảy.

D. sóng hiển.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/144, địa lí và lịch sử 6.

Câu 6. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/144, địa lí và lịch sử 6.

Câu 7. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.

B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. 

C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.

D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/144-145, địa lí và lịch sử 6.

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?

A. Xâm thực.

B. Bồi tụ.

C. Đứt gãy. 

D. Nấm đá.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/145, địa lí và lịch sử 6.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Dạng địa hình nhô cao.

B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/146, địa lí và lịch sử 6.

Câu 10. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/146, địa lí và lịch sử 6.

Câu 11. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?

A. Hang động caxtơ.

B. Các đỉnh núi cao.

C. Núi lửa, động đất.

D. Vực thẳm, hẻm vực.

Lời giải

Đáp án A.

Ở các khu vực núi đá vôi, nước hòa tan các hợp chất CaCO3 có trong đá vôi và tạo thành các dạng địa hình mới lạ như hang động, khối nhũ với nhiều hình thù đặc sắc. Đây là tác động của quá trình phong hóa hóa học, thuộc hoạt động ngoại lực.

Câu 12. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/146, địa lí và lịch sử 6.

Câu 13. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

A. Từ 200 - 300m.

B. Trên 400m.

C. Từ 300 - 400m.

D. Dưới 200m.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/146, địa lí và lịch sử 6.

Câu 14. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/146, địa lí và lịch sử 6.

Câu 15. Tỉnh nào sau đây ở nước ta có nhiều hang động nhất?

A. Quảng Ninh.

B. Quảng Bình.

C. Quảng Trị.

D. Quảng Nam.

Lời giải

Đáp án B.

Ở nước ta hang động có nhiều nhất ở tỉnh Quảng Bình với nhiều hang động nổi tiếng bậc nhất như động Phong Nha, Sơn Đòong, động Thiên Đường,…

Câu 16. Khoáng sản nhiên liệu không phải là

A. mangan.

B. khí đốt.

C. than bùn.

D. dầu mỏ.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/147, địa lí và lịch sử 6.

Câu 17. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?

A. Crôm, titan, mangan.

B. Apatit, đồng, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí.

D. Đồng, chì, kẽm.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/147, địa lí và lịch sử 6.

Câu 18. Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?

A. Titan.

B. Đồng.

C. Crôm.

D. Sắt.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/147, địa lí và lịch sử 6.

Câu 19. Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành

A. nhiên liệu.

B. kim loại.

C. phi kim loại.

D. nguyên liệu.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/147, địa lí và lịch sử 6.

Câu 20. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?

A. Phi kim loại.

B. Nhiên liệu.

C. Kim loại màu.

D. Kim loại đen.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/147, địa lí và lịch sử 6.

Bài viết liên quan

388
  Tải tài liệu