Bài 4: Lược đồ trí nhớ

Bài 4: Lược đồ trí nhớ

509
  Tải tài liệu

Bài 4: Lược đồ trí nhớ

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 123 Địa Lí lớp 6: Em hãy đọc đoạn văn sau và hoàn thành nhiệm vụ phía dưới:

Bằng xe máy, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội về phía Nam dọc theo quốc lộ 1A. Dừng ở một trạm xăng ven đường trong thành phố Phủ Lý (Hà Nam), sau đó chúng tôi tiếp tục di chuyển. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Ninh Bình. Từ đây, theo đại lộ Tràng An về hướng tây khoảng 6 km, danh thắng Tràng An hiện ra trước mắt chúng tôi với khung cảnh thật đẹp.

Hãy vẽ lại hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn trên.

Trả lời:

Học sinh tự vẽ, thêm icon hoặc màu cho sinh động. Một sơ đồ đơn giản học sinh có thể tham khảo.

Bài 4. Lược đồ trí nhớ

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 124 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 4.1 và trả lời những câu hỏi sau:

- Người vẽ lược đồ này sống ở đâu? Nơi đó có thể xem là vị trí để bắt đầu vẽ lược đồ này không?

- Từ thị trấn đến trường học sẽ đi qua những đối tượng địa lí nào?

- Đối tượng địa lí nào kéo dài từ Bắc đến Nam ở rìa phía Tây lược đồ?

- Hồ nằm ở hướng nào trên lược đồ?

Bài 4. Lược đồ trí nhớ

Trả lời:

- Người vẽ lược đồ này sống ở thị trấn. Nơi đây có thể xem là vị trí bắt đầu vẽ lược đồ này.

- Từ thị trấn đến trường học phải đi trên đường giao thông để qua rừng và cánh đồng.

- Đối tượng địa lí kéo dài từ bắc đến nam ở rìa phía Tây lược đồ là sông.

- Hồ nằm ở phía Bắc trên lược đồ.

Bài 4. Lược đồ trí nhớ

Vận dụng trang 124 Địa Lí lớp 6: Hãy tưởng tượng và vẽ lại lược đồ trí nhớ từ nhà em đến trường.

Trả lời:

- Học sinh tự vẽ sơ đồ từ nhà đến trường theo trí tưởng tượng của em. Chú ý một số điểm mốc quan trọng trên đường đi như: Cây cối, trạm y tế, siêu thị, nhà hàng, khu đô thị, sân bóng, bến xe,…

- Một số sơ đồ đơn giản, học sinh có thể tham khảo.

Sơ đồ 1:

Bài 4. Lược đồ trí nhớ

Sơ đồ 2:

Bài 4. Lược đồ trí nhớ

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 4: Lược đồ trí nhớ hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

I. Lược đồ trí nhớ

- Khái niệm: Là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. 

- Đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người từng gặp, từng đến,... 

- Ý nghĩa

+ Giúp ta hiểu về thế giới xung quanh.

+ Sắp xếp không gian và sắp xếp lại các đối tượng.

+ Phác họa hình ảnh đường đi hoặc một vùng.

II. Vẽ lược đồ trí nhớ

- Các bước vẽ lược đồ trí nhớ

+ Bước 1: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ vẽ lược đồ. 

+ Bước 2: Sắp xếp không gian các đối tượng.

+ Bước 3: Xác định điểm đầu, điểm kết thúc, hướng đi, các điểm mốc và tiến hành vẽ.

- Phân loại: Lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 4: Lược đồ trí nhớ | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 4: Lược đồ trí nhớ chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với

A. cá nhân.

B. tập thể.

C. tổ chức.

D. quốc gia.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/123, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Lược đồ trí nhớ là

A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.

B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.

C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.

D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/123, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?

A. Khác nhau hoàn toàn.

B. Giống nhau hoàn toàn.

C. Khó xác định được.

D. Không so sánh được.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/123, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

A. sơ đồ trí nhớ.

B. lược đồ trí nhớ.

C. bản đồ trí nhớ.

D. bản đồ không gian.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/123, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong

A. các mạng xã hội.

B. sách điện tử, USB.

C. sách, vở trên lớp.

D. trí não con người.

Lời giải

Đáp án D.

Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong trí não con người, nhờ thế mà con người định hướng được không gian, tìm được đường đi đến nơi mà mình muốn đến và trở về nơi mình muốn về không cần đến bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

Câu 6. Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?

A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.

B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.

C. Hạn chế không gian vùng đất sống.

D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/123, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?

A. Đường đi và khu vực.

B. Khu vực và quốc gia.

C. Không gian và thời gian.

D. Thời gian và đường đi.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/124, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.

B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.

C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.

D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Lời giải

Đáp án D.

Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong trí não con người, nhờ thế mà con người định hướng được không gian, tìm được đường đi đến nơi mà mình muốn đến và trở về nơi mình muốn về không cần đến bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

Câu 9. Lược đồ trí nhớ đường đi có đặc điểm nào sau đây?

A. Có điểm đầu, điểm cuối, quãng đường đi và khoảng cách giữa hai điểm.

B. Có điểm xuất phát, hướng di chuyển chính và khoảng cách hai điểm đi.

C. Có hướng di chuyển, thời gian di chuyển và điểm xuất phát, điểm kết thúc.

D. Có điểm đầu, điểm cuối, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai điểm.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/124, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta

A. sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.

B. sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.

C. thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.

D. thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.

Lời giải

Đáp án B.

Khi có lược đồ trí nhớ phong phú về một không gian sống, ta sẽ thấy không gian đó có ý nghĩa hơn, sẽ gắn bó hơn với vùng đất đó và sẽ rất nhớ về vùng đất đó, nếu sau này chúng ta đi xa.

 

Bài viết liên quan

509
  Tải tài liệu