Bài 17: Sông và hồ

Bài 17: Sông và hồ

532
  Tải tài liệu

Bài 17: Sông và hồ

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 170 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài và hình 17.1 em hãy mô tả các bộ phận chính của một dòng sông.

Bài 17. Sông và hồ

Trả lời:

Các bộ phận chính của một dòng sông gồm có

- Cửa sông là nơi tiếp giáp với biển và nước sông đổ ra biển.

- Sông chính có nhiệm vụ dẫn nước, tiếp nhận nước từ các phụ lưu.

- Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông chính.

- Chi lưu là nơi có nhiều dòng chảy tách ra từ dòng sông chính, làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

Câu hỏi 2 trang 170 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài và bảng 17.1, em hãy:

- Cho biết mùa lũ của sông Gianh vào những tháng nào?

- Cho biết những tháng nào có lượng mưa lớn nhất.

- Rút ra mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông.

Bài 17. Sông và hồ

Trả lời:

- Mùa lũ của sông Gianh vào những tháng: 9, 10, 11.

- Tháng 9, 10, 11 có lượng mưa lớn nhất.

- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông

+ Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nguồn nước đổ vào các sông là do nước mưa.

+ Vào mùa mưa, nếu lượng nước mưa lớn tăng nhanh sẽ gây ra hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu.

+ Các sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan.

Câu hỏi 3 trang 172 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài và hình 17.4 em hãy:

- Kể những mục đích sử dụng nước sông, hồ.

- Cho biết nước sông hồ có thể cùng lúc sử dụng cho nhiều mục đích không?

Bài 17. Sông và hồ

Trả lời:

- Mục đích sử dụng nước sông, hồ

+ Sinh hoạt của người dân.

+ Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản.

+ Thủy điện, chế biến thủy sản.

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ.

+ Du lịch, thể thao, giải trí,...

=> Nước sông hồ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 172 Địa Lí lớp 6: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận chính của một dòng sông lớn.

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện các bộ phận chính của một dòng sông lớn

Bài 17. Sông và hồ

Vận dụng trang 172 Địa Lí lớp 6: Hãy tìm ví dụ sử dụng tổng hợp nước sông hoặc hồ mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ

- Nguồn nước của sông Cửu Long sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, cung cấp nước phục vụ cho cả các ngành công nghiệp, phát triển thương mại, giao thông vận tải, du lịch,....

- Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) phát triển du lịch sinh thái, nước dùng để tưới tiêu trong nông nghiệp, sinh hoạt; phát triển du lịch, vận tải,…

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 17: Sông và hồ hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

I. Sông và lưu lượng nước của sông

1. Các bộ phận của dòng sông

- Khái niệm

+ Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục đia.

+ Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.

+ Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông.

+ Chi lưu là các dòng sông nhỏ với nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

+ Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại.

- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm và băng tuyết tan.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

2. Lưu lượng nước sông

- Khái niệm: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ.

- Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/s.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông

+ Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nguồn nước đổ vào các sông là do nước mưa.

+ Vào mùa mưa, nếu lượng nước mưa lớn tăng nhanh sẽ gây ra hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu.

+ Các sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan. 

II. Hồ

- Khái niệm: Là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển.

- Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

III. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Đặc điểm: Nước sông, hồ thường bao phủ một không gian rộng lớn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

- Vai trò của nước sông, hồ

+ Sinh hoạt của người dân.

+ Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản.

+ Thủy điện, chế biến thủy sản.

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ.

+ Du lịch, thể thao, giải trí,...

- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

+ Bảo vệ tài nguyên nước.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 17: Sông và hồ chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?

A. Thủy sản.

B. Giao thông.

C. Du lịch.

D. Khoáng sản.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/172, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Hợp lưu là gì?

A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.

B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.

C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.

D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/170, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

A. nước mưa.

B. nước ngầm.

C. băng tuyết.

D. nước ao, hồ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/171, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà.

B. Hồ Ba Bể.

C. Hồ Trị An.

D. Hồ Tây.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/171, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Chi lưu là gì?

A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.

C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/170, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kì.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ.

D. Liên bang Nga.

Lời giải

Đáp án D.

Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc Liên bang Nga. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới. Với 23 615,39 km3 nước ngọt, nó nhiều hơn cả năm hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Độ sâu tối đa của hồ là 1 642 m, nên Baikal chính là hồ sâu nhất thế giới.

Câu 7. Cửa sông là nơi dòng sông chính 

A. xuất phát chảy ra biển.

B. tiếp nhận các sông nhánh.

C. đổ ra biển hoặc các hồ.

D. phân nước cho sông phụ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/170, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?

A. Sông I-ê-nit-xây.

B. Sông Missisipi.

C. Sông Nin.

D. Sông A-ma-dôn.

Lời giải

Đáp án C.

Ba con sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là: Sông Nin dài 6695km, sông A-ma-dôn dài 6437km và sông I-ê-nit-xây dài 4102km.          

Câu 9. Lưu vực của một con sông là

A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/170, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?

A. Mùa hạ.

B. Mùa xuân.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/171, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Á.

D. Châu Phi.

Lời giải

Đáp án B.

Sông Nin dài 6695km, là con sông dài nhất thế giới nằm ở khu vực châu Phi. Tiếp đó là sông A-ma-dôn dài 6437km thuộc khu vực Nam Mĩ và cũng là sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.

Câu 12. Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

A. Hồ Gươm.

B. Hồ Tơ Nưng.

C. Hồ Tây.

D. Hồ Trị An.

Lời giải

Đáp án D.

Hồ Trị An là hồ nhân tạo ở nước ta. Nằm trên sông Đồng Nai, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An.

 

Bài viết liên quan

532
  Tải tài liệu