Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ

Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ

458
  Tải tài liệu

Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 120 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài và quan sát hình 3.4, em hãy

- Xác định vị trí của Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập), chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Nhà thờ Đức Bà.

- Cho biết Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nào của Hội trường Thống Nhất? Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nào của chợ Bến Thành?

Câu hỏi 1 trang 120 Địa Lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Xác định vị trí của Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập), chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Nhà thờ Đức Bà.

- Xác định hướng

+ Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Đông Nam của Hội trường Thống Nhất.

+ Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Đông Bắc của chợ Bến Thành.

                                                    Câu hỏi 1 trang 120 Địa Lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 2 trang 121 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 3.4, em hãy:

1. Xác định hướng đi từ Hội trường Thống Nhất đến Nhà hát Thành phố. Sau đó từ Nhà hát Thành phố đến chợ Bến Thành.

2. Xác định tuyến đường ngắn nhất để đi từ Hội trường Thống Nhất đến chợ Bến Thành.

Trả lời:

- Từ Hội trường Thống Nhất ta đi theo đường Nguyễn Du và rẽ phải vào đường Đồng Khởi, đi thẳng đường Đồng Khởi đến Nhà hát Thành phố. Từ Nhà hát Thành Phố đi thẳng đường Lê Lợi đến chợ Bến Thành (ở bên tay phải).

- Từ Hội trường Thông Nhất đi thẳng đường Thủ Khoa Huấn đến đường Lê Thánh Tôn đi vào đường Phan Châu Trinh hoặc Phan Bội Châu đi đến chợ Bến Thành.

Bài 3. Tìm đường đi trên bản đồ

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 122 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 3.4, em hãy thực hiện những nhiệm vụ sau để đo tính khoảng cách và tìm đường đi trên bản đồ:

1. Cho biết với tỉ lệ 1 : 10 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu m trên thực địa?

2. Sử dụng tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước để đo và tính khoảng cách trên thực địa theo đường chim bay giữa các địa điểm sau (đơn vị: m):

- Khoảng cách từ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đến Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chiều dài đường Nam Kì Khởi Nghĩa đoạn từ ngã tư với đường Nguyễn Đình Chiểu đến ngã tư với đường Lý Tự Trọng.

Trả lời:

1. Cho biết với tỉ lệ 1:10 000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với 100 m.

2. Gợi ý cách tính

- Các em đo khoảng cách từ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đến Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Giả sử khoảng cách em đo được là A (cm).

+ Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 thì 1 cm trên bản đồ ứng với 100m.

=> A cm trên bản đồ tương ứng với: 100 x A (m).

- Chiều dài đường Nam Kì Khởi Nghĩa đoạn từ ngã tư với đường Nguyễn Đình Chiểu đến ngã tư với đường Lý Tự Trọng là B (cm). Tỉ lệ bản đồ 1:10 000 thì 1 cm trên bản đồ ứng với 100m => B cm trên bản đồ tương ứng với: 100 x B (m).

Bài 3. Tìm đường đi trên bản đồ

Vận dụng trang 122 Địa Lí lớp 6: Sử dụng bản đồ du lịch Việt Nam để lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi trong ba ngày. Hãy chọn các điểm dừng chân và lên kế hoạch cụ thể cho chuyến đi, chọn phương tiện di chuyển, nơi em dự định tham quan, nghỉ đêm, món ăn sẽ thưởng thức,... Hãy nêu rõ những lí do lựa chọn của em

Trả lời:

- Các em lựa chọn cung đường đi, các địa điểm du lịch sao cho phù hợp. Các em có thể lên kế hoạch đi tham quan ở những nơi mà các em thích như: Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, vịnh Hạ Long, biển Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau,…

- Ví dụ: Một cung đường đi 3 ngày 4 đêm như sau: Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng – Yên Bái – Sa Pa – Lai Châu – Điện Biên – Hà Nội.

+ Hà Nội: Bảo tàng các Dân tộc, Văn Miếu, Hồ Gươm, Nhà hát Lớn, cầu Long Biên,...

+ Lạng Sơn: Động Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị,…

+ Cao Bằng: Suối Lê Nin, núi Các Mác, Thác Bản Giốc, Đèo Khau Liêu, Hang Cốc Bó,…

+ Yên Bái: Ruộng bậc thang, Suối nước nóng, Cánh đồng Mường Lò, Suối Giàng,…

+ Sa Pa: Bản Cát Cát, Cổng Trời Sa Pa, Bản Lao Chải, Đèo Ô Quý Hồ, Núi Hàm Rồng,…

+ Lai Châu: Cao nguyên Sìn Hồ, Bạch Mộc Lương Tử, Cánh đồng Mường Than,…

+ Điện Biên: Đồi A1, Hầm Đờ Cát, Bảo tàng Điện Biên, Thành Bản Phủ, Đèo Phan Đin,…

Bài 3. Tìm đường đi trên bản đồ

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

I. Phương hướng trên bản đồ

- Các hướng chính trên bản đồ: Bắc, Nam, Đông, Tây.

- Xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào: Mạng lưới kinh, vĩ tuyến; kim chỉ nam hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc.

- Quy ước

+ Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam.

+ Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ | Chân trời sáng tạo

II. Tỉ lệ bản đồ

- Khái niệm: Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa.

- Phân loại: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

- Nguyên tắc: Dựa vào tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước của bản đồ.

+ Dựa vào tỉ lệ số: Đo khoảng cách giữa hai điểm trên tờ bản đồ bằng thước kẻ; Đọc độ dài đoạn vừa đo trên thước kẻ; Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực địa.

+ Dựa vào tỉ lệ thước: Ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế.

III. Tìm đường đi trên bản đồ

Để tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Bản đồ là

A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/120, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. các đường kinh, vĩ tuyến.

B. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.

C. mép bên trái tờ bản đồ.

D. các mũi tên chỉ hướng.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/120, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là

A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.

B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.

C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.

D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/121, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/120, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/120, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng

A. rất nhỏ.

B. nhỏ.

C. trung bình.

D. lớn.

Lời giải

Đáp án D

SGK/121, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là

A. 1 : 1 500.000.

B. 1 : 500.000.

C. 1 : 3 000.000.

D. 1 : 2 000.000.

Lời giải

Đáp án C.

Các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ tỉ lệ nhỏ. Vì vậy, ta có: 1 : 3000.000 < 1 : 1000.000 (tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ) nên bản đồ có tỉ lệ 1 : 3000.000 là bản đồ có tỉ lệ nhỏ nhất trong các bản đồ trên.

Câu 8. So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?

A. Đông.

B. Bắc.

C. Nam.

D. Tây.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/120, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.

C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.

D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/121, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Gió mùa mùa hạ thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Đông Nam.

D. Tây Nam.

Lời giải

Đáp án D.

Gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta từ vịnh Ben-gan (Bắc Ấn Độ Dương) theo hướng Tây Nam, cuối mùa hạ thổi vào Đồng bằng Bắc Bộ theo hướng Đông Nam.

Câu 11. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

A. 1: 7.500.

B. 1: 200.000.

C. 1: 15.000.

D. 1: 1.000.000.

Lời giải

Đáp án A.

Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao. Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

Câu 12. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/120, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ nhỏ?

A. 1: 100.000.

B. 1: 500.000.

C. 1: 1.000.000.

D. 1: 10.000.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/121, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/120, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là

A. 120 km.

B. 12 km.

C. 120 m.

D. 1200 cm.

Lời giải

Đáp án B.

Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn ki-lô-mét (km). Khoảng cách thực địa = 6×200 000 = 1 200 000 (cm) = 12 (km).

Bài viết liên quan

458
  Tải tài liệu