Bài 23: Con người và thiên nhiên

Bài 23: Con người và thiên nhiên

1 382
  Tải tài liệu

Bài 23: Con người và thiên nhiên

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 192 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài và hình 23.1, em hãy tìm những ví dụ thể hiện vai trò của thiên nhiên đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người

Bài 23. Con người và thiên nhiên

Trả lời:

Những tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống của con người

- Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người: Con người hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản,… để phục vụ cho nhu cầu trong đời sống và sản xuất.

- Thiên nhiên cung cấp cho con người nhiều nguồn tài nguyên: Kim loại, nhiên liệu năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), gỗ, gió, sức nước, hoa quả,… để sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã hội -> Thiên nhiên là nơi cư trú và mặt bằng sản xuất của con người.

- Thiên nhiên là nơi chứa đựng rác thải của con người: Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, các thiết bị y tế,… ra môi trường hằng ngày.

- Thiên nhiên là nơi cung cấp và lưu trữ thông tin: Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.

- Thiên nhiên còn có vai trò chống các tác nhân gây hại đến sức khỏe và đời sống con người, nhờ có tầng ozon con người tránh được các tác động từ vũ trụ như: tia cực tím,...

Câu hỏi 2 trang 193 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài, hình 23.2 và hình 23.3, em hãy nêu những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến thiên nhiên.

Bài 23. Con người và thiên nhiên

Bài 23. Con người và thiên nhiên

Trả lời:

Tác động tích cực và tiêu cực của con người đến thiên nhiên

- Tác động tích cực

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.

+ Bón phân hợp lí, cải tạo đất, chống suy thoái môi trường,…

- Tác động tiêu cực

+ Xả thải các chất thải sinh hoạt, công nghiệp chưa qua xử lí ra sông, hồ.

+ Xả khí thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp,… gây ô nhiễm không khí.

+ Nạn khai thác, chặt phá rừng, đốt lửa gây cháy rừng làm giảm diện tích rừng.

+ Khai thác quá mức các tài nguyên khoáng sản, nước,… làm cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên, suy thoái nước,…

Câu hỏi 3 trang 194 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 23.4 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết thế nào là phát triển bền vững?

- Giải thích tại sao lại phải đặt mục tiêu phát triển bền vững?

Câu hỏi 3 trang 194 Địa Lí lớp 6

Trả lời:

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Phải đặt mục tiêu phát triển bền vững bởi vì:

+ Trong suốt lịch sử phát triển của mình, con người đã luôn khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống.

+ Không phải tài nguyên nào cũng là vô hạn mà sẽ dần cạn kiệt. 

-> Do đó cần phải biết cách khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, sử dụng tiết kiệm và phát triển công nghệ tìm tài nguyên thay thế.

Câu hỏi 4 trang 194 Địa Lí lớp 6: Em hãy cho biết các loại hoạt động kinh tế trong hình 23.5 có đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững không? Tại sao?

Bài 23. Con người và thiên nhiên

Trả lời:

- Các loại hình kinh tế trong hình 23.5 có thể đáp ứng được một phần mục tiêu phát triển bền vững.

- Nguyên nhân

+ Năng lượng gió là một nguồn tài nguyên có thể nói là vô tận, lại không gây hại cho môi trường, nếu tận dụng được nguồn năng lượng này sẽ rất có ích cho sự phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.

+ Mô hình sản xuất lúa kết hợp với hoạt động du lịch là một biện pháp vừa phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa phát triển ngành nghề dịch vụ hầu như không ảnh hưởng tới môi trường, không làm khan hiếm nguồn tài nguyên.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 195 Địa Lí lớp 6:

1. Em hãy tìm những ví dụ thể hiện các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

2. Vẽ sơ đồ thể hiện những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến thiên nhiên.

Trả lời:

1. Ví dụ thể hiện các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người:

- Thiên nhiên là nơi cung cấp không khí để con người thở, nước uống, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu trong đời sống và sản xuất.

- Thiên nhiên cung cấp cho con người nhiều nguồn tài nguyên: Kim loại, nhiên liệu năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), gỗ, gió, sức nước, hoa quả,… để sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã hội -> Thiên nhiên là nơi cư trú và mặt bằng sản xuất của con người.

- Thiên nhiên là nơi chứa đựng rác thải của con người: Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, các thiết bị y tế,… ra môi trường hằng ngày.

- Thiên nhiên là nơi cung cấp và lưu trữ thông tin: Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.

- Thiên nhiên còn có vai trò chống các tác nhân gây hại đến sức khỏe và đời sống con người, nhờ có tầng ozon con người tránh được các tác động từ vũ trụ như: tia cực tím,...

2. Sơ đồ những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến thiên nhiên

Học sinh có thể tham khảo một số sơ đồ sau:

- Sơ đồ 1

Bài 23. Con người và thiên nhiên

- Sơ đồ 2

Bài 23. Con người và thiên nhiên

Vận dụng trang 195 Địa Lí lớp 6:

1. Trong cuộc sống hằng ngày, em có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên nơi em sống?

2. Em hãy tìm những ví dụ về khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nơi em sống.

Trả lời:

1. Một số việc để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên

- Thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm và nhà cửa.

- Hạn chế sử dụng, tái sử dụng các sản phẩm nhựa và túi ni lông.

- Phân loại rác trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên.

- Tăng cường trồng, bảo vệ rừng và hưởng ứng ngày môi trường, giờ Trái Đất.

- Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường sống,…

2. Khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nơi em sống

- Học sinh tìm hiểu thông tin khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Ví dụ

+ Em sống ở Hạ Long: Công nghiệp khai thác than, có quặng than,…

+ Em sống ở Nghệ An: Công nghiệp khai thác đá quý,…

+ Em sống ở Lào Cai: Công nghiệp khai thác apatit,…

Bài 23. Con người và thiên nhiên

Bài 23. Con người và thiên nhiên

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

I. Ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất

- Thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,...) để con người có thể tồn tại.

- Thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của con người như thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên | Chân trời sáng tạo

II. Tác động của con người tới thiên nhiên

* Tích cực

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.

- Bón phân hợp lí, cải tạo đất, chống suy thoái môi trường,…

* Tiêu cực

- Làm ô nhiễm môi trường

+ Xả thải các chất thải sinh hoạt, công nghiệp chưa qua xử lí ra sông, hồ.

+ Xả khí thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp,… gây ô nhiễm không khí.

- Làm suy giảm nguồn tài nguyên

+ Nạn khai thác, chặt phá rừng, đốt lửa gây cháy rừng làm giảm diện tích rừng.

+ Khai thác quá mức các tài nguyên khoáng sản, nước,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên | Chân trời sáng tạo

III. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên

- Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu thế hệ hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Ý nghĩa

+ Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

+ Bảo vệ được không gian sống của con người.

+ Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.

- Biện pháp

+ Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm.

+ Phát triển công nghệ tìm tài nguyên thay thế,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất phân bố

A. đồng đều.

B. phân tán.

C. không đồng đều.

D. tập trung.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/192, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận?

A. Năng lượng Mặt Trời, không khí.

B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình.

C. Không khí, khoáng sản và nước.

D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/192, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?

A. Khoáng sản.

B. Nguồn nước.

C. Khí hậu.

D. Thổ nhưỡng

Lời giải

Đáp án A.

Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở các nguồn tài nguyên khoáng sản. Khi khai thác quá mức khoáng sản sẽ giảm dần về trữ lượng và chất lượng dẫn đến cạn kiệt, khả khôi phục gần như bằng 0 hoặc mất hàng nghìn năm,…

Câu 4. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên?

A. Công nghiệp.

B. Thương mại.

C. Nông nghiệp.

D. Giao thông.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/192, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu sản xuất.

B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa.

C. Chứa đựng các loại rác thải.

D. Cung cấp, lưu trữ thông tin.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/192, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do

A. chiến tranh, thiên tai.

B. khai thác quá mức.

C. phát triển nông nghiệp.

D. dân số đông và trẻ.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/193, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc

A. hạn chế suy thoái môi trường.

B. giữ gìn sự đa dạng sinh học.

C. mở rộng diện tích đất, nước.

D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.

Lời giải

Đáp án C.

Bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa trong việc giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó bảo vệ không gian sống của con người, đảm bảo cho con người phát triển, tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 8. Tác động tiêu cực của con người đến phân bố động, thực vật trên Trái Đất không phải là

A. lai tạo ra nhiều giống.

B. đốt rừng làm nương rẫy.

C. tăng cường phá rừng.

D. săn bắn động vật rừng.

Lời giải

Đáp án A.

Lai tạo ra nhiều giống, đặc biệt là giống tốt, cho năng suất cao và gen các loài có nguy cơ tuyệt chủng,… là hoạt động mở rộng (tích cực) đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.

Câu 9. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là

A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.

B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.

C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.

D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/192, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Hoạt động nào sau đây của con người không tác động xấu đến tính chất đất?

A. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.

B. Luân canh, xen canh các loại cây trồng.

C. Phá rừng và đốt rừng làm nương rẫy.

D. Bón nhiều phân, sử dụng chất hóa học.

Lời giải

Đáp án B.

Các hoạt động của con người làm tăng độ phì cho đất là luân canh, xen canh các loại cây trồng (đậu tương với ngô), trồng rừng, cải tạo đất,...

Câu 11. Hội nghị nào sau đây thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

A. Hội nghị Cộng đồng châu Âu.

B. Hội nghị Thượng đỉnh G20.

C. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.

D. Hội nghị các nước ASEAN.

Lời giải

Đáp án C.

Hội nghị thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường là hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất. Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất đầu tiên được tổ chức vào năm 1992 ở Rio de Janeiro.

Câu 12. Nguyên nhân cơ bản nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên là do

A. hiệu ứng nhà kính.

B. sự suy giảm sinh vật.

C. mưa acid, băng tan.

D. ô nhiễm môi trường.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/194, lịch sử và địa lí 6.

Bài viết liên quan

1 382
  Tải tài liệu