Bài 22: Dân số và phân bố dân cư

Bài 22: Dân số và phân bố dân cư

727
  Tải tài liệu

Bài 22: Dân số và phân bố dân cư

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 189 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài và hình 22.1, em hãy cho biết:

- Quy mô dân số thế giới năm 2018.

- Xu hướng thay đổi quy mô dân số thế giới trong thời kì 1804-2018.

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

Trả lời:

- Quy mô dân số thế giới năm 2018 là 7,6 tỉ người.

- Sự thay đổi quy mô dân số

+ Dân số ngày càng tăng, từ năm 1804-2018 tăng thêm 6,6 (tỉ người).

+ Thời gian tăng lên 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.

THỜI GIAN DÂN SỐ TĂNG THÊM MỘT TỈ NGƯỜI

Giai đoạn

Thời gian

Dân số

1804 – 1927

123

Từ 1 tỉ dân lên 2 tỉ dân

1927 – 1960

33

Từ 2 tỉ dân lên 3 tỉ dân

1960 – 1974

14

Từ 3 tỉ dân lên 4 tỉ dân

1974 – 1987

13

Từ 4 tỉ dân lên 5 tỉ dân

1987 – 1999

12

Từ 5 tỉ dân lên 6 tỉ dân

1999 – 2011

12

Từ 6 tỉ dân lên 7 tỉ dân

2011 – 2018

7

Từ 7 tỉ dân lên 7,6 tỉ dân

Câu hỏi 2 trang 190 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 22.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định trên bản đồ những khu vực đông dân (mật độ dân số trên 100 người/km2) và những khu vực thưa dân (mật độ dân số dưới 5 người/km2).

- Cho biết vì sao dân cư trên thế giới phân bố không đều?

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

Trả lời:

- Những khu vực đông dân (mật độ dân số trên 100 người/km2): tập trung ở những nơi có nguồn nước dồi dào, khí hậu giao thông thuận lợi như Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á, Tây Âu, vịnh Công-gô,…

- Những khu vực thưa dân (mật độ dân số dưới 5 người/km2): ở những nơi khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi cao, sản xuất không thuận lợi như châu Phi, châu Đại Dương, Bắc Mĩ, Bra-xin, Trung Á, Bắc Á, Bắc Âu,…

- Dân cư trên thế giới phân bố không đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố

+ Vị trí địa lí.

+ Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước).

+ Sự phát triển kinh tế.

+ Trình độ của con người và lịch sử định cư.

-> Ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau -> Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

Câu hỏi 3 trang 191 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài và hình 22.3, em hãy:

- Xác định trên bản đồ tên 10 thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018.

- Cho viết châu lục nào có nhiều thành phố đông dân nhất thế giới sau năm 2018.

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

Trả lời:

- 10 thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018: Mê-hi-cô Xi-ti, Xao Pao-lô, Cai-rô, Đê-li, Bắc kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Ô-xa-ca, Đắc-ca, Mum-bai.

- Châu Á có nhiều thành phố đông dân nhất thế giới sau năm 2018 (7/10 thành phố đông dân nhất năm 2018).

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 191 Địa Lí lớp 6:

1. Vẽ sơ đồ thể hiện các nguyên nhân tác động đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

2. Dựa vào hình 22.2, xác định châu lục đông dân, châu lục ít dân nhất.

Trả lời:

1. Sơ đồ tham khảo

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

 

2. Các châu lục đông dân và ít dân

- Châu lục đông dân: châu Á, châu Âu.

- Châu lục ít dân nhất: châu Phi, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

Vận dụng trang 191 Địa Lí lớp 6: Em hãy sưu tầm thông tin, hình ảnh những nơi đông dân và những nơi thưa ở nước ta.

Trả lời:

Học sinh tìm kiếm thông tin từ sách, báo, internet,…

- Một số nơi đông dân ở nước ta: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

- Một số nơi thưa dân ở nước ta: Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Kon Tum,…

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 22: Dân số và phân bố dân cư hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

I. Quy mô dân số thế giới

- Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ dân, sống trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.

- Dân số trên thế giới không ngừng tăng lên theo thời gian.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Dân số và phân bố dân cư | Chân trời sáng tạo

II. Phân bố dân cư

- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian.

- Nơi đông dân: Nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hoạt động sản xuất phát triển, định cư lâu đời,…

- Nơi thưa dân: Các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn,…), địa hình núi cao, sản xuất không thuận lợi,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Dân số và phân bố dân cư | Chân trời sáng tạo

III. Một số thành phố đông dân nhất thế giới

- Phần lớn con người sống ở các đô thị và ngày càng tăng.

- Số lượng các siêu đô thị trên thế giới ngày càng tăng lên.

- Các đô thị đông dân phân bố không đều, chủ yếu ở châu Á.

- Năm siêu đô thị có số dân đông nhất thế giới (trên 20 triệu người): Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô-xi-ti.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Dân số và phân bố dân cư | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Dân số và phân bố dân cư | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 22: Dân số và phân bố dân cư chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? 

A. Nam Á.

B. Tây Âu.

C. Bắc Á.

D. Bra-xin.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Năm 2018 dân số thế giới khoảng

A. 6,7 tỉ người. 

B. 7,2 tỉ người.

C. 7,6 tỉ người.

D. 6,9 tỉ người.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/189, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Phi.

B. Tây Phi.

C. Bắc Phi.

D. Nam Phi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Hai khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

A. Bắc Á, Nam Á.

B. Đông Nam Á, Tây Á.

C. Nam Á, Đông Á.

D. Đông Á, Tây Nam Á.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Dân cư trên thế giới thường tập trung đông ở đồng bằng là do

A. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, hạn hán).

B. có nhiều khoáng sản, nguồn nước phong phú.

C. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.

D. khí hậu mát mẻ, ổn định và tài nguyên đa dạng.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?

A. Tây Á.

B. Trung Á.

C. Bắc Á.

D. Đông Á.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Miền núi, mỏ khoáng sản.

B. Vùng đồng bằng, ven biển.

C. Các thung lũng, hẻm vực.

D. Các ốc đảo và cao nguyên.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là

A. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

B. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.

C. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

D. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/191, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Các trục giao thông.

B. Đồng bằng, trung du.

C. Ven biển, ven sông.

D. Hoang mạc, hải đảo.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/190, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Tháng 4/2021, dân số nước ta là 98,1 triệu người và nước ta có diện tích 331212 km2. Vậy mật độ dân số ở nước ta vào thời điểm trên là

A. 269 người/km2.

B. 298 người/km2.

C. 296 người/km2.

D. 289 người/km2.

Lời giải

Đáp án C.

- Công thức tính: Mật độ dân số = Dân số / Diện tích (người/km2).

- Áp dụng công thức (Đổi 98,1 triệu người = 98 100 000 người):

-> Mật độ dân số nước ta 2021  = 98 100 000 / 331212 = 296,18 (người/km2).

-> Tháng 4/2021 nước ta có mật độ dân số là 296 người/km2.

Câu 13. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/191, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Triều Tiên.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/191, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Quá trình đô thị hóa trên thế giới có đặc điểm nào sau đây?

A. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn.

B. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư.

C. Tỉ lệ người sống ở vùng nông thôn ngày càng tăng.

D. Thất nghiệp ở đô thị và nông thôn ngày càng tăng.

Lời giải

Đáp án A.

Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị (trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm), dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị (Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Luân Đôn,...).

Bài viết liên quan

727
  Tải tài liệu