Bài 20: Vương quốc Phù Nam

Bài 20: Vương quốc Phù Nam

811
  Tải tài liệu

Bài 20: Vương quốc Phù Nam

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi mở đầu trang 91 Bài 20 Lịch Sử lớp 6: Cách đây hơn 2000 năm, ở vùng châu thổ sông Cửu Long nước ta đã xuất hiện một nền văn hoá rất đặc sắc – văn hoá Óc Eo. Trên cơ sở đó, một vuơng quốc cổ đã được hình thành với tên gọi Phù Nam. Hình dưới đây là những hiện vật liên quan đến vương quốc cổ đó. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc cổ này?

Cách đây hơn 2000 năm, ở vùng châu thổ sông Cửu Long nước ta đã xuất hiện

Lời giải:

- Những hiện vật trên cho thấy:

+ Kĩ thuật sản xuất đồ thủ công (đồ gốm...) của cư dân Phù Nam rất phát triển, đạt đến bộ tinh tế, điêu luyện; tạo nên những sản phẩm đẹp, mang phong cách nghệ thuật độc đáo.

+ Cư dân Phù Nam ưa sử dụng đồ trang sức làm từ nhiều vật liệu khác nhau, như: vàng, đá quý…

Câu hỏi 1 trang 92 Lịch Sử lớp 6: Vương quốc Phù Nam ra đời ở đâu và vào thời gian nào?

Lời giải:

- Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam ra đời.

- Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ của Việt Nam. Thời kì đỉnh cao, phạm vi của Phù Nam được mở rộng, có thể bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số nước Đông Nam Á ngày nay.

Câu hỏi 2 trang 92 Lịch Sử lớp 6: Lập đường thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.

Lời giải:

Lập đường thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam

Câu hỏi 3 trang 93 Lịch Sử lớp 6: Hình 4, 5 và đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?

Hình 4, 5 và đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam

Câu hỏi 4 trang 93 Lịch Sử lớp 6: Hãy cho biết những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam.

Lời giải:

- Hình 4, 5 và đoạn tư liệu trên cho thấy:

+ Sự phát triển của hoạt động giao thương đường biển giữa Phù Nam với các quốc gia khác. Phù Nam đã có quan hệ buôn bán với: Trung Quốc, Chăm-pa, La Mã, Ấn Độ... thông qua cảng thị Óc Eo.

+ Hàng hóa buôn bán của cư dân Phù Nam là: vàng, bạc, lụa...

Câu hỏi 5 trang 93 Lịch Sử lớp 6: Xã hội Phù Nam gồm những tầng lớp nào và có những nét tương đồng nào so với xã hội Chăm-pa?

Lời giải:

- Xã hội Phù Nam được phân chia thành 5 thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.

- Về cơ bản, kết cấu xã hội của Phù Nam và Chăm-pa có sự tương đồng: đều tồn tại các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân); điểm khác biệt thể hiện ở chỗ: trong xã hội Chăm-pa còn tồn tại tầng lớp nô lệ.

Câu hỏi 6 trang 94 Lịch Sử lớp 6: Hãy cho biết một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam.

Lời giải:

Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Phù Nam:

- Tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Tín ngưỡng đa thần.

+ Tiếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như: Hin-đu; Phật giáo.

- Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với những nét sáng tạo mang phong cách riêng.

- Làm trang sức từ nhiều nguyên liệu khác nhau, như: vàng, đá quý…

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 94 Lịch Sử lớp 6: Hãy so sánh về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa.

Lời giải:

 

Cư dân Chăm-pa

Cư dân Phù Nam

Hoạt động

kinh tế

Giống nhau

- Cư dân làm nhiều nghề khác nhau: nông nghiệp; kết hợp với thủ công nghiệp và buôn bán trên biển.

Khác nhau

- Phát triển nghề khai thác lâm – thổ sản.

- Phát triển mạnh về ngoại thương đường biển.

Tổ chức

xã hội

Giống nhau

- Vua là người đứng đầu nhà nước có quyền lực tối cao. Dưới vua là hệ thống quan lại với nhiều cấp bậc.

- Trong xã hội tồn tại các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân

Khác nhau

- Tồn tạo tầng lớp nô lệ

- Không tồn tại tầng lớp nô lệ.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 94 Lịch Sử lớp 6: Theo em, nét văn hoá nào của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay?

Lời giải:

- Nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ:

+ Sử dụng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch.

+ Dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm.

+ Các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1. Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam

- Khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam ra đời, địa bàn chủ yếu là khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay. 

- Thế kỉ III - V, Vương quốc Phù trở thành đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á.

- Đầu thế kỉ VI, Phù Nam dần suy yếu và bị xâm chiếm bởi Chân Lạp.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Hoạt động kinh tế

- Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, đánh bắt thủy, hải sản, sản xuất thủ công nghiệp…

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam | Kết nối tri thức

- Hoạt động giao thương đường biển rất phát triển. Cảng thị Óc Eo là thương cảng nổi tiếng nhất ở Phù Nam.

b. Tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội dần được hoàn thiện: vua là người đứng đầu và có quyền cao nhất, dưới đó là hệ thống quan lại với nhiều cấp bậc.

- Xã hội phân chia thành: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam | Kết nối tri thức

3. Một số thành tựu văn hóa

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

+ Tiếp thu Phật giáo và Ấn Độ giáo.

- Điêu khắc: tạc tượng thần, Phật bằng gỗ, đá… theo phong cách riêng.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam | Kết nối tri thức

- Phương tiện đi lại: ghe, thuyền.

- Dựng nhà sàn bằng gỗ trên mặt nước.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam

A. ra đời.

B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.

C. dần suy yếu.

D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp. 

Lời giải

Đáp án A

Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam ra đời (SGK Lịch Sử 6/ trang 97).

Câu 2. Trong khoảng các thế kỉ III - V, Vương quốc Phù Nam

A. ra đời.

B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.

C. dần suy yếu.

D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp. 

Lời giải

Đáp án: B.

Trong khoảng các thế kỉ III - V, Vương quốc Phù Nam phát triển thành đế chế hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á (SGK Lịch Sử 6/ trang 97).

Câu 3.Vào đầu thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam

A. ra đời.

B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.

C. dần suy yếu.

D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp. 

Lời giải

Đáp án: C.

Vào đầu thế kỉ VI, do nhiều nguyên nhân, Vương quốc Phù Nam dần suy yếu (SGK Lịch Sử 6/ trang 97).

Câu 4. Khoảng thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam

A. ra đời.

B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.

C. dần suy yếu.

D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp. 

Lời giải

Đáp án: D.

Khoảng thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp (SGK Lịch Sử 6/ trang 97).

Câu 5. Đô thị nào dưới đây là một trong những tring tâm chính trị, kinh tế quan trọng của Vương quốc Phù Nam?

A. Pa-lem-bang.

B. Pi-rê.

C. Óc Eo.

D. Trà Kiệu.

Lời giải

Đáp án: C.

Óc Eo là một trong những tring tâm chính trị, kinh tế quan trọng của Vương quốc Phù Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 97).

Câu 6. Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Nam Bộ.

Lời giải

Đáp án: D.

Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 97).

Câu hỏi thông hiểu

Câu 7. Trong quá trình giao lưu buôn bán quốc tế, người Phù Nam đã chủ động tiếp nhận các tôn giáo nào từ Ấn Độ?

A. Phật giáo và Đạo giáo.

B. Nho giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

D. Đạo giáo và Nho giáo.

Lời giải

Đáp án: C.

Trong quá trình giao lưu buôn bán quốc tế, người Phù Nam đã chủ động tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như: Phật giáo và Ấn Độ giáo (SGK Lịch Sử 6/ trang 99).

Câu 8. Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?

A. Biển xâm thực đất liền.

B. Sa mạc hóa.

C. Sạt lở, xói mòn.

D. Động đất, sóng thần.

Lời giải

Đáp án: A.

- Tình trạnh biển xâm thực đất liền (biển lấn) à một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam:

+ Mực nước biển dâng cao trong các đợt biển lấn đã khiến cho vùng đồng bằng châu thổ của Phù Nam dần bị thu hẹp.

+ Nước biển dâng lên quá cao (năm 650, mực nước biển đã dâng cao khoảng 0.8 mét), khiến cư dân Phù Nam ở vùng này không thể bám trụ lại được nữa, buộc họ phải di chuyển tới khu vực khác để sinh sống.

Câu 9. Tượng phật và thần Visnu được tìm thấy tại các di chỉ văn hóa Óc Eo đã phản ánh điều gì về văn hóa Phù Nam?

A. Không có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới.

B. Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc.

C. Người Phù Nam đã sáng tạo ra Phật giáo và Hin-đu giáo.

D. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.

Lời giải

Đáp án: D.

Tượng phật và thần Visnu được tìm thấy tại các di chỉ văn hóa Óc Eo đã cho thấy: Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.

Câu 10. Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?

A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

B. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.

C. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.

D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.

Lời giải

Đáp án: C.

Nền văn hóa mang đậm đời sống sông nước là đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hóa Phù Nam: người Phù Nam làm nhà sàn trên kênh rạch, xây dựng những thành thị ở những vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.

Câu hỏi vận dụng

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam?

A. Làm nhiều nghề khác nhau, như: trồng lúa nước, đánh bắt thủy – hải sản…

B. Thiết lập quan hệ buôn bán với thương nhân đến từ Trung Quốc, Mã Lai…

C. Các nghề thủ công như: đồ gốm, trang sức, luyện kim… rất phát triển.

D. Nền kinh tế đóng kín, không thiết lập quan hệ buôn bán với nước ngoài.

Lời giải

Đáp án: D.

Người Phù Nam rất giỏi nghề buôn bán, không chỉ trao đổi hàng hóa để tiêu dùng trong nước, người Phù Nam còn buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ… thông qua các cảng thị, tiêu biểu là Óc Eo (SGK Lịch Sử 6/ trang 98).

Câu 12. Trong xã hội Phù Nam không có lực lượng nào dưới đây?

A. Quý tộc.

B. Thương nhân.

C. Nông dân.

D. Nô lệ.

Lời giải

Đáp án: D.

Trong xã hội Phù Nam không có tầng lớp nô lệ (SGK Lịch Sử 6/ trang 98). 

Câu 13. Phong cách xây dựng nhà cửa của người Phù Nam và người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc có điểm gì giống nhau?

A. Dựng những ngôi nhà sàn từ gỗ.

B. Làm nhà trệt bằng gỗ, tre, nứa.

C. Dựng nhà tranh, vách đất.

D. Làm nhà trệt bằng gạch.

Lời giải

Đáp án: A.

Người Phù Nam và người Việt cổ đều dựng những ngôi nhà sàn bằng gỗ (SGK Lịch Sử 6 trang 100).

Câu 14. Người Phù Nam và người Chăm-pa đều

A. có tục ướp xác.

B. có tín ngưỡng đa thần.

C. chủ động tiếp thu Nho giáo.

D. sáng tạo ra chữ viết riêng.

Lời giải

Đáp án: B.

Người Phù Nam và người Chăm-pa đều có tín ngưỡng đa thần (thờ nhiều vị thần tự nhiên, như: Núi, sông, Mặt Trời…).

Câu 15. So với vương quốc Chăm-pa, tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam có điểm gì khác biệt?

A. Vua nắm trong tay quyền lực tối cao và tuyệt đối.

B. Vua là người đứng đầu nhà nước, dưới vua là một hệ thống quan lại.

C. Nô lệ chiếm phần lớn tỉ lệ cư dân, chủ yếu phục vụ trong các giai đình quý tộc.

D. Xã hội gồm các lực lượng: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.

Lời giải

Đáp án: C.

Trong xã hội Chăm-pa có một bộ phận nhỏ là nô lệ; trong xã hội Phù Nam không có lực lượng nô lệ (SGK Lịch Sử 6 trang 98).

Bài viết liên quan

811
  Tải tài liệu