Trắc nghiệm Toán học 8 Tứ giác có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán học lớp 8 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Toán học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 8
Trắc nghiệm Toán học 8 Tứ giác
Bài 1: Cho tứ giác ABCD có Aˆ = 2Bˆ = 120o; Cˆ = 2Dˆ. Tính Dˆ
A. 45o B.90o
C. 120o D. 60o
Chọn đáp án D
Bài 2: Số đo các góc của tứ giác ABCD theo tỷ lệ A:B:C:D = 4:3:2:1. Số đo các góc theo thứ tự đó là ?
A. 1200;900;600;300.
B. 1400;1050;700;350.
C. 1440;1080;720;360.
D. Cả A, B, C đều sai.
Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
Theo giải thiết ta có A:B:C:D = 4:3:2:1 ⇒ Aˆ = 4Dˆ;Bˆ = 3Dˆ;Cˆ = 2Dˆ
Khi đó ta có Aˆ + Bˆ + Cˆ + Dˆ = 3600 ⇔ 4Dˆ + 3Dˆ + 2Dˆ + Dˆ = 3600
⇔ 10Dˆ = 3600 ⇔ Dˆ = 360.
Chọn đáp án C.
Bài 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Tứ giác ABCD có 4 góc đều nhọn.
B. Tứ giác ABCD có 4 góc đều tù.
C. Tứ giác ABCD có 2 góc vuông và 2 góc tù.
D. Tứ giác ABCD có 4 góc đều vuông.
Theo định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
Nhận xét:
+ α là góc nhọn thì 0 < α < 900 ⇒ 0 < 4.α < 3600.
⇒ Không tồn tại tứ giác ABCD có 4 góc đều nhọn. ⇒ Loại A.
+ α là góc tù thì 900 < α < 1800 ⇒ 3600 < 4.α < 7200
⇒ Không tồn tại tứ giác ABCD có 4 góc đều tù. ⇒ Loại B.
+ α là góc vuông thì α = 900; β là góc tù thì 900 < β < 1800 ⇒ 1800 < 2.β < 3600
Khi đó ta có : 1800 + 1800 < 2α + 2β < 1800 + 3600
⇒ 3600 < 2α + 2β < 5400
⇒ Không tồn tại tứ giác ABCD có 2 góc nhọn và 2 góc tù. ⇒ Loại C.
+ Vì tứ giác có 4 góc vuông thì tổng các góc bằng 3600.
Chọn đáp án D.
Bài 4: Cho tứ giác ABCD có Aˆ = 650;Bˆ = 1170;Cˆ = 710. Số đo góc Dˆ = ?
A. 1190. B. 1070.
C. 630. D. 1260.
Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
Khi đó ta có Aˆ + Bˆ + Cˆ + Dˆ = 3600 ⇒ Dˆ = 3600 - ( Aˆ + Bˆ + Cˆ ) = 3600 - ( 650 + 1170 + 710 )
⇒ Dˆ = 3600 - 2530 = 1070.
Chọn đáp án B.
Bài 5: Cho tứ giác ABCD trong đó có Bˆ = 750;Dˆ = 1200. Khi đó Aˆ + Cˆ = ?
A. 1900 B. 1300
C. 2150 D. 1650
Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
Khi đó ta có Aˆ + Bˆ + Cˆ + Dˆ = 3600 ⇒ ( Cˆ + Aˆ ) = 3600 - ( Bˆ + Dˆ ) = 3600 - 1950 = 1650
Chọn đáp án D.
Bài 6: Xét tứ giác ABCD có Aˆ = Dˆ; Bˆ = 50o; Cˆ = 90o . Tính Aˆ
A. 110o B. 100o
C. 120o D. 90o
Chọn đáp án A
Bài 7: Cho tứ giác ABCD có Aˆ = Cˆ = Dˆ = 80o . Góc Bˆ là góc?
A. Góc nhọn B. Góc vuông
C. Góc tù D. Góc bẹt
Chọn đáp án C
Bài 8: Cho tứ giác ABCD có Bˆ + Cˆ = 150o; Aˆ = Dˆ. Tính góc D?
A. 105o B. 100o
C. 120o D. 75o
Chọn đáp án A
Bài 9: Cho tứ giác ABCD có Aˆ = 2Bˆ = 2Cˆ = Dˆ . Tính số đo góc A?
A. 90o B. 150o
C. 120o D. 160o
Chọn đáp án C
Bài 10: Cho tứ giác ABCD, trong đó Aˆ + Bˆ = 1400. Tổng Cˆ + Dˆ = ?
A. 2200 B. 2000
C. 1600 D. 1500
Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
Khi đó ta có Aˆ + Bˆ + Cˆ + Dˆ = 3600 ⇒ ( Cˆ + Dˆ ) = 3600 - ( Aˆ + Bˆ ) = 3600 - 1400 = 2200
Chọn đáp án A.
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Toán học 8 Phép chia các phân thức đại số có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Toán học 8 Biến đổi các biểu thức hữu tỉ. Giá trị của phân thức có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Toán học 8 Hình thang có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Toán học 8 Hình thang cân có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Toán học 8 Đường trung bình của tam giác, của hình thang có đáp án năm 2021 - 2022