Quảng cáo
3 câu trả lời 51
Bn ơi bn ới bn ởi
Bn là nhất trên đồi
Chẳng giống như ai kia
Đi giật bồ ng khác
Bn ởi bn ởi bn ơi
Mik quý bn lắm
Hết
Viết bài văn tả người (tả Bố)
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Những câu thơ ấy luôn đứng cho tới tận ngày nay. Nếu như người mẹ cho ta một bàn tay dịu dàng, nuôi lớn ta bằng những dòng sữa ngọt ngào thì bố lại chính là điểm tựa để nâng đỡ chắp cánh cho em bước vào đời. Đối với em bố không chỉ là một người trụ cột của gia đình mà là một người anh hùng, một tấm gương để em học tập và noi theo,
Bố em không cao lắm. cao khoảng 1m65 thân hình khá đầy đặn. Nhưng bố lại luôn nhanh nhẹn trong công việc. Bố em có khuôn mặt chữ điền vuông vắn và phúc hậu. Vì làm công việc vất vả nên bố em có nước da ngăm đen. Trên gương mặt đã có những vết đồi mồi biểu hiện của năm tháng.
Đôi mắt của bố em rất đẹp. Ở phía đuôi mắt đã có những vết nhăn thể hiện thời gian. Trên khuôn mặt bố em em thích nhất là nụ cười của bố em. Mỗi khi bố em cười để lộ hàm răng trắng bóc và đều như hạt bắp. Đặc biệt nụ cười ấy còn có một chiếc má lúm đồng tiền rất đẹp. Mỗi khi bố em cười đó là một nụ cười rạng rỡ, hiền lành, chất phát của một người nông dân. Đôi bàn tay bố không mềm mại mà trở nên thô ráp bởi vì những công việc đồng áng để chăm lo cho em có một cuộc sống tốt hơn. Bàn tay bố không mềm mại nhưng đó là bàn tay ấm áp nhất đối với em. Bàn tay đó đã nuôi em khôn lớn từng ngày và luôn vỗ về yêu thương em. Nhìn đôi bàn tay của bố em, thấu hiểu được những nỗi vất vả mà bố đã trải qua. Bàn tay ấy đã cho em một tương lai tươi sáng. Bàn tay ấy đã giúp những đồ vật trong nhà em được mới mẻ và tươm tất hơn.
Thời gian không chỉ để lại trên gương mặt của bố em những vết hằn mà nó còn để lại trên mái tóc bố em. Tóc bố em đã có màu muối tiêu, điểm xuyết những sợi bạc. Đó là một màu tóc của sương sớm, của những ánh nắng gắt gỏng trên cánh đồng ban trưa. Tất cả những nhọc nhằn, sóng gió của cuộc đời cũng như những vất vả khi chăm sóc những đứa con trưởng thành hiện rõ trên mái tóc ấy. Bố luôn là người yêu thương nhất đối với em.
Bố em rất hiền. Nhưng mỗi khi chúng em mắc lỗi, bố thường rất nghiêm khắc. Bố luôn dạy bảo chúng em từng li, từng tí và luôn động viên chúng em cố gắng học hành. Đó là nguồn động lực lớn lao nhất đối với em. Cả tuổi xuân của bố đã dành cho tất cả các con. Bố luôn là điểm tựa vững vàng và là bàn tay nâng đỡ mỗi khi em vấp ngã.
Em rất yêu mến bố. Nếu có một điều ước em luôn Bố có nhiều sức khỏe để bố luôn bên em.
“Ầu ơ … Con ơi, con ngủ cho ngoan…” Câu ca dao bà ru mẹ, mẹ ru con từ đời này qua đời khác mà sao nghe vẫn cứ ngậm ngùi và da diết đến thế! Mẹ thương con từ những câu hát ru đến lời thương, câu mắng và trong từng cái ôm dịu dàng…
Như bao người nông dân ở những vùng quê nghèo khác, mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân giản dị, chân chất. Mang vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông truyền thống, mẹ mang dáng người cân đối, gương mặt trái xoan ưa nhìn và nước da đã không còn mịn màng bởi dạn dày sương gió. Cái dịu dàng và nhẹ nhàng đã thấm vào mẹ tôi từ lời ăn tiếng nói, dáng đi và cách ứng xử của mẹ với mọi người và với cuộc sống.
Mẹ tôi vẫn luôn mang theo quan niệm của những người nông dân những vùng quê nghèo: mong ước con mình chỉ cần chăm ngoan học giỏi thì chịu bao nhiêu vất vả, đau khổ mẹ cũng chịu được. Những con người vì cuộc sống mưu sinh mà luôn dang dở ước mơ với những con chữ nên đã gửi cả ước mơ và hạnh phúc của mình vào những bước chân đến trường của con. Nhưng ngày ấy tôi không hiểu được điều đó…
Từ khi tôi biết đến những con chữ và việc học, mẹ luôn nhắc nhở tôi phải học, cố gắng học và học cho thật giỏi. Hoàn cảnh nhà không có điều kiện như bạn bè cùng trang lứa, nhưng mẹ không bao giờ để cho tôi làm những việc mưu sinh, nặng nhọc của mẹ. Và tôi chỉ có việc học, học và học. Nhưng nhìn thấy mẹ mình, ngày ngày vất vả ngược xuôi, đi gom nhặt ve chai từ sáng sớm đến tối muộn mới về, tôi không chịu được. Tôi thường giúp mẹ phân loại đống ve chai mà mẹ đã đem về. Mẹ không đồng ý, nhưng vì tôi hứa là mình đã làm xong bài tập cứ xông vào đống ve chai nên mẹ cũng đành hết cách.
Buổi tối hôm đó, tôi thấy mẹ về muộn hơn thường lệ. Chưa làm xong bài kiểm tra hôm đó, nhưng thấy mẹ về là tôi đã vội chạy ra đón. “Hôm nay công việc sẽ rất nhiều đây. Nhiều thế này sao có thể để mẹ làm một mình rồi”- tôi nghĩ thế và chắc chắn sẽ phải giúp mẹ. Tôi chắc chắn với mẹ là mình đã hoàn thành xong các bài tập, và cả học bài nữa. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm để tôi giúp mẹ. Vậy mà, công việc đến gần đêm mới xong, không biết mẹ làm một mình thì đến bao giờ?
Thành tích của tôi luôn rất tốt, đứng trong top đầu của lớp. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không làm bài. Vì thế, tôi nhận một con 0 đầu tiên trong bao nhiêu năm đi học của mình. “Làm sao bây giờ, mẹ mà biết thì, thì …”, tôi không dám tưởng tượng hậu quả đâu. Tôi không sợ mẹ mắng, mẹ đánh mà chỉ sợ mẹ buồn thôi. Nhưng về nhà, tôi thấy mẹ ở đó, không nói năng gì cả. Mẹ đã biết rồi. Tôi lo lắng, rồi sợ hãi. Mẹ không nói, mẹ chỉ khóc. Giọt nước mắt mẹ lăn dài xen với tiếng nức nở làm lòng tôi đau như cắt. Tôi không thể chịu nổi như thế nên đã quyết định nói gì đó, nhưng tất cả chỉ có ba chữ “Con xin lỗi” được thốt ra.
Mẹ khóc là vì mẹ mà việc học của con mới bị ảnh hưởng. Mẹ đã không làm tốt vai trò người mẹ. Mẹ …
Cuối cùng mẹ cũng chịu nói. Đúng, đó là lỗi của mẹ. Mẹ đã không cho tôi được thể hiện tình yêu của mình với mẹ, nên tôi mới phải nói dối để làm thế. Mẹ đã dành cả tình yêu cho tôi nhưng đã không đúng cách, mẹ đã không hiểu tôi. Vì thế, cả tôi, cả mẹ đều không đúng.
Và mẹ và tôi đã khóc. Những giọt nước mắt khởi đầu cho những niềm vui và tình yêu mới. Ngoài kia, những tia nắng vàng mới rực rỡ đến như vậy.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
22201
-
Hỏi từ APP VIETJACK14826
-
Hỏi từ APP VIETJACK14058