Quảng cáo
1 câu trả lời 214
1, Nguyên nhân:
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
2, Nội dung cải cách Minh Trị: Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
* Về chính trị:
- Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
- Ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
* Về kinh tế
- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất.
- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
* Về quân sự
- Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
* Về giáo dục
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
- Chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
3, Kết quả - tính chất:
* Kết quả:
- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Đưa đất nước Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
* Tính chất: cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
4, Ý nghĩa: Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản. Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).
5, Hạn chế: Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì). Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.
Quảng cáo