Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) , chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Lịch sử lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.

648
  Tải tài liệu

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

1.1. Chiến đấu chống chiến lược“ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 -1968).

a. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam:

- Âm mưu: Mở hàng lọat cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” miền Nam.

- Hành động:

+ Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi).

+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô: 1965 -1966 và 1966 – 1967.

b. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

* Chiến thắng Vạn Tường (8/1965):

- Sáng 18/8/1965, địch huy động lực lượng lớn chiến đánh vào thôn Vạn Tường. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.

→Mở đầu cho cao trào diệt Mĩ ở miền Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) (hay, chi tiết)

Lược đồ trận Vạn Tường(8/1965)

* Đánh tan 2 cuộc phản công mùa khô 1965 -1966 và 1966 – 1967.

* Thắng lợi đấu tranh chính trị:

- Ở nông thôn, đấu tranh phá từng mảng lớn ấp chiến lược, thành thị nổi lên cuộc đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Vùng giải phóng mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) (hay, chi tiết)

Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam

c. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968):

* Hoàn cảnh:

- Bước vào xuân 1968, so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi có lợi cho ta. Ta chủ trương tiến công và nổi dậy trên tòan chiến trường giành thắng lợi quyết định buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.

* Diễn biến:

- Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công ở hầu khắp các ấp chiến lược và vùng nông thôn và các cơ quan đầu não của địch (Tòa đại sứ Mĩ, Dinh “Độc lập”, Bộ Tổng tham mưu ngụy....)

* Ý nghĩa:

- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

- Buộc chúng phải tuyên bố “ Phi Mĩ hóa chiến tranh”.

- Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền bắc và chấp nhận đàm phán ở Paris.

Hỏi đáp VietJack

1.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất (1965 -1968)

a. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc:

- Ngày 5/8/1964, Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, chúng cho quân đánh phá 1 số nơi ở miền Bắc

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) (hay, chi tiết)

Đơn vị hải quân chiến đấu bắn máy bay Mĩ (5/8/1964)

- Ngày 7/2/1965, chúng chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

b. Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất:

* Chủ trương:

- Chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

- Thực hiện vũ trang toàn dân.

- Chuyển kinh tế từ thời bình sang thời chiến.

* Thành tích chiến đấu:

- Miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn giặc lái.

- Ngày 1/11/1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) (hay, chi tiết)

Tự vệ vùng mỏ Quảng Ninh phối hợp chiến đấu với bộ đội bắn máy bay Mĩ

* Thành tích sản xuất:

- Nông nghiệp: Diện tích canh tác mở rộng, năng suất lao động ngày càng cao.

- Công nghiệp: Tốc độ phát triển cao, đáp ứng như cầu chiến đấu và sinh hoạt.

- Giao thông vận tải: Bảo đảm thông suốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và chiến đấu.

c. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.

- Đường HCM trên bộ và trên biển đã nối liền 2 miền Nam – Bắc.

- Từ 1965 -1968, miền Bắc đưa vào miền Nam 300 nghìn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, …Tính chung sức người sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam sau 4 năm tăng 10 lần so với thời kì trước.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) (hay, chi tiết)

Những thửa ruộng vì miền Nam của nông dân xã Hòa Lạc (Kim Sơn, Ninh Bình)

1.3. Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973)

a. Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ

- Âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dươn đánh người Đông Dương, nhưng không bỏ chiến trường này.

- Thực hiện:

+ Chủ lực ngụy cùng với cố vấn, hỏa lực tối đa của Mĩ.

+ Quân đội SG được Mĩ sử dụng để mở rộng xâm lược CPC (1970), Lào (1971)

b. Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ:

* Thắng lợi chính trị:

- Ngày 6/6/1969, Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam ra đời.

- Ngày 4/1970, hội nghị cấp cao của 3 nước Đông Dương họp, thể hiện quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.

* Thắng lợi quân sự:

- Ngày 30 /4 đến 30/6/1970, quân đội ta đã kết hợp với nhân dân Cam Pu Chia lập nên chiến thắng lớn ở Đông Bắc CPC.

- Ngày 12/2 đến 23/3/1971, chúng ta lập nên chiến thắng đường 9 – Nam Lào.

c. Cuộc tiến công chiến lược 1972

- Ngày 30 /3/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972.

- Tháng 6/1972, Ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

=> Buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh VN.

1.4 . Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1969 -1973).

a. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa:

* Nông nghiệp:

- Khuyến khích sản xuất.

- Tích cực áp dụng khoa học – kĩ thuật và sản xuất, năng suất lao động tăng.

* Công nghiệp:

- Nhiều cơ sở được khôi phục.

- Hoàn thành nhiều công trình và đưa vào hoạt động

- Sản lượng công nghiệp 1970 so với 1968 tăng 142%.

* Giao thông vận tải được hồi phục nhanh chóng.

* Văn hóa, GD, y tế nhanh chóng phục hồi.

b. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương:

- 16/4/1972, Ních xơn tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 đối với miền Bắc.

- Sản xuất miền Bắc vẫn giữ vững.

- Ta lập nên “ĐBP trên không”(18→29/12/1972).

- Buộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Paris (27/1/1973)

1.5. Hiệp định Paris (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh ở VN.

* Tiến trình của hội nghị:

- Ngày 13/5/1968, hội nghị Paris bắt đầu họp gồm có Mĩ và Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

- Ngày 25/1/1969, hội nghị 4 bên: Mĩ, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị rất gay go, quyết liệt.

- Sau thất bại ở “Điện Biên Phủ trên không”->27/1/1973, đế quốc Mĩ phải kí kết Hiệp định Paris.

* Nội dung Hiệp định Pa-ri

(sgk-trang 153)

* Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri:

- Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân Mĩ về nước.

- Thắng lợi này tạo điều kiện quan trọng để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Bài viết liên quan

648
  Tải tài liệu