Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
1.1. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
- Cuộc khủng hoảng thế giới (1929-1933) tác động một cách tiêu cực đến Việt Nam.
+ Kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc vào Pháp nay càng suy sụp hơn nữa: nông nghiệp và công nghiệp sa sút nghiêm trọng, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ.
+ Xã hội: Pháp tăng cường bóc lột Việt Nam, gia sức đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân do vậy tinh thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.
1.2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh
* Phong trào quy mô toàn quốc
-Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả 3 miền Bắc-Trung-Nam. Tiêu biểu là:
+Các cuộc đấu tranh của công nhân: cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh),…
- Diễn biến:
+Tháng 9/1930 phong trào đấu tranh quyết liệt, đấu tranh với mục đích chính trị kết hợp với kinh tế.
+Hình thức: Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địa phương.
Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh(1930-1931)
- Kết quả:
+ Chính quyền địch ở một số huyện xã bị tê liệt, tan rã
+ Chính quyền Xô viết ra đời ở một số huyện. Đây là lần đầu tiên nhân dân được nắm chính quyền ở một số huyện xa thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
-Từ giữa năm 1931 phong trào lắng xuống do sự đàn áp khủng khiếp của thực dân Pháp.
-Ý nghĩa:
+ Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường , oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.
+ Là lần tập dượt đầu tiên cho Cách mạng Tháng Tám sau này.
Tập thể họa sĩ sáng tác: Nguyễn Đức Nùng, Trần Đình Thọ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Huỳnh Văn Thuận, Phạm Văn Đôn – Xô Viết Nghệ Tĩnh. 1957. Sơn mài
1.3. Lực lượng cách mạng được phục hồi
- Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng bị đàn áp, khủng bố. Nhưng trong các nhà tù, các Đảng viên và những người yêu nước vẫn hoạt động, tìm cách liên lạc với các cơ sở Đảng bên ngoài.
- Cuối năm 1934 đầu 1935, hệ thống tổ chức Đảng được khôi phục, các phong trào dần được phục hồi.
- Đại hội Đảng lần thứ nhất (3/1935) họp ở Ma Cao (Trung Quốc) chuẩn bị cho một cao trào mới.
Bài viết liên quan
- Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
- Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Lịch Sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
- Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
- Lịch Sử 9 Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945