Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Lịch sử lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.

536
  Tải tài liệu

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 

I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC – NAM SAU ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

a. Miền Bắc

   - Thuận lợi: Đạt nhiều thành tựu to lớn trong 20 năm xây dựng CNXH, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

   - Khó khăn: bị cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài.

b. Miền Nam

   - Thuận lợi:

đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền tay sai Sài Gòn ở trung ương bị sụp đổ.

   - Khó khăn:

      + Cơ sở của chế độ thực dân ở địa phương cùng di hại xã hội vẫn tồn tại.

      + Nền kinh tế nông nghiệp vẫn lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài.

Hỏi đáp VietJack

II. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC

1. Ở miền Bắc

   - Đến giữa năm 1976, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

   - Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia trong giai đoạn mới.

2. Ở miền Nam

   - Việc tiếp quản các vùng mới giải phóng được tiến hành khẩn trương và đạt kết quả tốt.

   - Chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập ở các thành phố lớn.

   - Giải quyết vấn đề việc làm cho hàng triệu đồng bào.

   - Tịch thu tài sản, ruộng đất bọn phản động trốn ra nước ngoài, xóa bỏ bóc lột phong kiến, điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền cách mạng.

   - Khôi phục sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp.

   - Các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục,…được tiến hành khẩn trương.

III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 – 1976)

   - Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước ta thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 (hay, chi tiết)

Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn

   - Tháng 9 – 1975, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

   - Ngày 25 – 4 – 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 (hay, chi tiết)

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước

   - Quốc hội khóa VI họp từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976 quyết định:

      + Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

      + Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.

      + Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

      + Ở địa phương tổ chức thành ba cấp chính quyền, mỗi cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 (hay, chi tiết)

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Chủ tịch UBTVQH Trường Chinh với các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa IV (tháng 6-1971). Ảnh tư liệu.

Bài viết liên quan

536
  Tải tài liệu