Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam , chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.
Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
1.1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương
- Pháp rút khỏi miền Bắc (5/1955) nhưng cuộc hiệp thương Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.
- Mĩ thay thế Pháp và đưa chính quyền tay sai lên nắm quyền ở miền Nam .
- Âm mưu chia cắt VN, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ.
Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô
1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
* Kết quả:
- Qua 5 đợt cải cách ruộng đất ta thu được 81 vạn héc-ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ bị đánh đổ, khối liên minh công nông được củng cố.
* Ý nghĩa: góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh.
Nông dân được chia ruộng trong cải cách ruộng đất
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Về nông nghiệp: nông dân hang hái khai khẩn ruộng đất hoang, tăng them trâu bò, sắm sử nông cụ.
→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức chiến tranh thế giới thứ 2, về cơ bản nạn đói được giải quyết.
- Về công nghiệp: nhanh chóng phục hồi các cơ sở công nghiệp quan trọng, xây dựng them nhiều nhà máy.
→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.
- Về thủ công nghiệp: có nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất them, bảo đảm chu cầu tối thiểu đời sống, giải quyết một phần công việc cho người lao động.
→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công ở miền Bắc tăng gấp 2 lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ 2.
- Về thương nghiệp:
+ Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, cung cấp nhiều mặt hàng cho người dân.
+ Giao lưu hàng hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương dần tập trung trong tay Nhà nước.
→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
- Về giao thông vận tải: một số tuyến đường sắt được khôi phục, sủa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô, xây dựng them nhiều bến cảng. Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
c. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa
* Cải tạo quan hệ sản xuất:
- Từ năm 1958 đến năm 1960, miền Bắc tiến hành cảo tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
- Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hình thức Hợp tác xã đã đảm bảo đời sống cho nhân dân, phục vụ cho cả chiến đấu ở miền Nam.
- Trọng tấm kinh tế miền Bắc là phát triển nên kinh tế quốc doanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
* Bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa:
Đạt được nhiều thành tựu: đến cuối 1960 căn bản xóa mù chữ cho người miền xuôi dưới 50 tuổi, hệ thống giáo dục Phổ thông được hoàn thiện căn bản, nhiều trường học và cơ sở y tế được mở ra…
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng (7-1960)
1.3. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới đồng khởi (1954-1960)
a. Đấu tranh chống chế độ Mĩ diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954- 1959)
- Đảng ta chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị
- Mở đầu là phong trào hòa bình đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
b. Phong trào Đồng khởi (1959-1960)
- Từ 1957-1959, Mĩ - Diệm mở rộng chính sách "tố cộng, diệt cộng".
- Phong trào cách mạng miền Nam kết hợp giữa chính trị và vũ trang giành chính quyền.
- Diễn biến: ngày 17/1/1960 phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, lan rộng khắp Nam Bộ, trung Trung Bộ.
- Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Lược đồ phong trào “Đồng Khởi”
Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi năm 1959)
1.4. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965).
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
* Hoàn cảnh:
- Miền Bắc giành thắng lợi to lớn trong cải tạo và phát triển kinh tế.
- Miền Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có bước phát triển nhảy vọt.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
* Nội dung:
- Nhiệm vụ:
+ Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN.
+ Miền Nam tiến hành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
→ Cách mạng 2 miền có mối quan hệ khăng khít với nhau. CMXHCN miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp CM cả nước.
- Mục tiêu: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước tiến tới thống nhất đất nước.
- Đề ra đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).
- Bầu ra BCH Trung ương mới do Hồ Chí Minh là Chủ tịch , Lê Duẩn là Bí thư thứ I
* Ý nghĩa:
- Đánh dấu 1 bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đẩy mạnh cách mạng hai miền đi lên.
b. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 -1965):
* Mục tiêu:
Xây dựng bước đầu cơ sỏ vật chất cho chủ nghĩa xã hội
* Thành tựu:
+ Công nghiệp:
- Công nghiệp nặng: khu gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí.
- Công nghiệp nhẹ: khu CN Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), dệt 8/3 ..
+ Nông nghiệp:
- Ưu tiên phát triển các nông, lâm trường quốc doanh, áp dụng KHKT vào sản xuất, năng suất nông nghiệp tăng cao
+ Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh đã chiếm lĩnh trên thị trường.
+ Giao thông vận tải: Mạng lưới GT được xây dựng, củng cố và hoàn thiện.
+ Văn hóa GD:
- VH,GD, y tế phát triển.
* Tác dụng :
Miền bắc có những thay đổi lớn về XH và con người, trơ thành hậu phương lớn cho MN.
1.5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 -1965).
a. Chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam :
- Âm mưu “Dùng người Việt, trị người Việt”
- Hành động:
+Tăng cường quân ngụy.
+ Sử dụng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” do cố vấn Mĩ chỉ huy.
+ Thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt CM miền Nam.
+ Lập “ấp chiến lược”.
+ Tăng cường bắn phá miền Bắc, phong tỏa biên giới .
Chiến thuật “trực thăng vận” của Mĩ
b. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
* Chủ trương của ta:
Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự,binh vận).
* Thắng lợi của ta:
+ Quân sự:
- Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...
- Trên mặt trận chống phá bình định, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược. Kết quả đến cuối năm 1964, đầu năm 1965 ta phá được 2/3 số ấp chiến lược Mĩ lập nên.
- Ngày 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc
Phá “ấp chiến lược” khiêng nhà về nơi ở cũ
+ Chính trị:
- Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.
- Ngày 1/11/1963, chính quyền Diệm – Nhu bị lật đổ.
- Giai đoạn 1964 – 1965, tiến công chiến lược trên các chiến trường Miền Nam.
→ Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Bài viết liên quan
- Lịch Sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
- Lịch Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
- Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
- Lịch Sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
- Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975