Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Lý thuyết tổng hợp Lịch sử lớp 12 Bài 8: Nhật Bản chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lịch sử 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.

1316
  Tải tài liệu

Bài 8: NHẬT BẢN

A. Lý thuyết

I. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1952

1. Tình hình nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Bị thiệt hại nặng nề: gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá nghiêm tronhj; 13 triệu người thất nghiệp, đói rét,...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Thành phố Hirosima của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Bị quân đội Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).

2. Quá trình dân chủ hóa nước Nhật.

Để thực hiện dân chủ hóa nước Nhật, Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.

a. Chính trị:

- Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh; giải tán các đảng phái quân phiệt.

- 3/5/1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến (nhưng thực tế làchế độ dân chủ đại nghị tư sản).

- Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.Không mang quân đội ra nước ngoài.

b. Kinh tế: SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:

- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.

- Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.

- Dân chủ hóa lao động.

⇒ Ý nghĩa:

- Đem lại bầu không khí dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân.

- Là một nhân tố quan trọng góp phần giúp Nhật Bản nhanh chóng khắc phục những khó khăn sau chiến tranh và là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau này.

3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ:

+ 8/9/1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết ⇒ Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

+ 8/9/1951, Hiệp ước hòa bình Xan Phranxico được kí kết, chấm dứt chế độc chiếm đóng của Đồng minh tại Nhật Bản.

II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973.

1. Kinh tế.

a. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản.

* Kinh tế:

- Từ năm 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.

- Từ 1960 – 1973, đây được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:

+ 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%/ năm; từ 1970 – 1973, GDP tăng bình quân 7.8%/năm.

+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới tư bản.

- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.

* Khoa học – kĩ thuật:

- Được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển.

- Đẩy nhanh sự phát triển của khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.

- Khoa học – kĩ thuật – công nghệ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Cầu Seto Ohasi nối hai đảo Honsu và Sicocu

b. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

1 - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

2 - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.

3 - Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.

4 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

5 - Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1%) nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

6 - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…).

c. Khó khăn, thách thức của nền kinh tế Nhật Bản.

1 - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.

2 - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (giữa các vùng kinh tế, các ngành sản xuất,...).

3 - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…

2. Chính trị

a. Đối nội:

- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.

- Dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ikeda Hayato, Nhật Bản chủ trương xây dựng “nhà nước phúc lợi chung”.

b. Đối ngoại.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn).

- Bước đầu đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.

+ 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.

+ 1956, Nhật Bản ra nhập Liên Hợp quốc.

III. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991

1. kinh tế:

- Từ năm 1973, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn.

- Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới.

2. Đối ngoại.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao, nhấn mạnh đến việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

1. kinh tế.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, song vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

2. Văn hóa, Khoa học – kĩ thuật.

- Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

- Khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Robot H5 do trường Đại học Tokyo chế tạo (1998)

3. Chính trị.

a. Đối nội: tình hình chính trị, xã hội không hoàn toàn ổn định.

b. Đối ngoại:

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ. (Tháng 4/1996, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật).

- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao:

+ Coi trọng quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.

+ Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

- Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập tự luyện

Câu 1:  Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?

A. Tàn phá nặng nề đất nước

B. Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng

C. Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa

D. Nhật Bản bị quân đội nước ngoài xâm chiếm

Lời giải: 

Sự thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?

A. Anh

B. Pháp

C. Liên Xô

D. Mĩ

Lời giải: 

Sau chiến tranh, Nhật Bản bị quân đội Mĩ với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiến đóng từ năm 1945 đến năm 1952, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì” Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào dưới đây?

A. Đầu tư ra nước ngoài.          

B. Mua các bằng phát minh, sáng chế.

C. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật.                   

D. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Lời giải: 

Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì” Nhật Bản rất coi trọng yếu tố giáo dục và khoa học - kĩ thuật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đâu không phải yếu tố giúp Nhật Bản nhanh chóng vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế?

A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

B. Nguồn tài nguyên, thiên nhiên phong phú.

C. Chi phí cho quốc phòng thấp.

D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

Lời giải: 

Những yếu tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản bao gồm:

+ Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

+ Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

+ Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

+ Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.

+ Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

+ Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương ứng với vị trí siêu cường kinh tế?

A. Nỗ lực trở thành một cường quốc chính trị

B. Vươn lên trở thành một cường quốc quân sự

C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc

D. Đẩy mạnh chính sách ngoại giao và viện trợ cho các nước

Lời giải: 

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Sau khi loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh, Nhật Bản đi theo chế độ chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến   

B. Dân chủ đại nghị tư sản

C. Dân chủ cộng hòa               

D. Dân chủ lập hiến

Lời giải: 

Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo, có hiệu lực từ ngày 3-5-1947, quy định Nhật Bản là một nước quân chủ lập hiến. Nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản. Hiến pháp mới vẫn duy trì ngôi vị Thiên hoàng, song chỉ mang tính chất tượng trưng. Quyền lực chính nằm trong tay Nghị viện và Chính phủ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu  7: Từ năm 1960 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?

A. Phát triển nhanh

B. Phát triển “thần kì”

C. Phát triển không ổn định

D. Khủng hoảng

Lời giải: 

Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có sự phát triển “thần kì”. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canada, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ). Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, Nhật Bản là

A. Siêu cường tài chính số một thế giới.       

B. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.     

D. Nước chiếm hơn 50% tỷ trọng cộng nghiệp của thế giới.

Lời giải: 

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Khoa học- kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nào?

A. Công nghiệp quốc phòng

B. Công nghiệp phần mềm

C. Ứng dụng dân dụng

D. Năng lượng tái tạo

Lời giải:

Khoa học- kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu lớn. Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng như tivi, tủ lạnh, ôtô…Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu có trọng tải trên 1 triệu tấn, xây dựng đường ngầm dưới biển, cầu vượt biển…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Năm 1956 đã diễn ra hai sự kiện quan trọng nào trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản?

A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc

B. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gia nhập Liên hợp quốc

C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

D. Gia nhập Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Lời giải: 

Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Cùng năm đó, Nhật Bản là thành viên của Liên hợp quốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Từ những năm 90 trở đi, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có điểm gì nổi bật?

A. Mở rộng quan hệ hợp tác cùng phát triển với các nước Tây Âu.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Mĩ.

D. Chú trọng quan hệ hợp tác với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

Lời giải: 

Trong những năm 1991-2000, chính sách đối ngoại của Nhật Bản vẫn là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (kí kết năm 1951) có giá trị trong 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Năm 1973 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì trong quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam?

A. Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam

B. Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam kháng chiến chống Mĩ

C. Thủ tướng Nhật Bản sang thăm Việt Nam

D. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Lời giải: 

Ngày 21-9-1973 Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?

A. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

B. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.

C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.

D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Lời giải: 

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới, đó là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Cuộc cải cách nào không được thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Cải cách ruộng đất.

C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

D. Dân chủ hóa lao động.

Lời giải: 

Trong những năm 1945-1952, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:

- Một là, thủ tiêu nền kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các “Daibátxư”.

- Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ không được sở hữu quá 3 hécta ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

- Ba là, dân chủ hóa lao động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp giúp Nhật Bản khôi phục đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

B. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc.

C. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ.

D. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển.

Lời giải: 

- Các đáp án A, C, D: đều là biện pháp của Nhật Bản giúp khôi phục đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án B: sau chiến tranh Nhật tập trung vào khôi phục và phát triển kinh tế, không chú trọng xâm lược mở rộng lãnh thổ như giai đoạn trước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Đâu không phải là ý nghĩa của cải cách dân chủ mà Bộ chỉ huy tối cao lục lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?

A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế chính trị Nhật Bản

B. Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại.

C. Khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh

D. Tạo điều kiện để kinh tế Nhật Bản phát triển ở giai đoạn sau

Lời giải: 

Những cải cách dân chủ được thực hiện ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giúp giải phóng sức sản xuất, khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh, dân chủ hóa đời sống kinh tế- chính trị, tạo điều kiện để nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở giai đoạn sau. Hơn nữa, nhiệm vụ của quân Đồng minh Mĩ vào Nhật Bản theo quy định của Hội nghị Ianta là để giải giáp quân đội phát xít Nhật, tiêu diệt mối nguy chủ nghĩa phát xít ở Nhật Bản

=> Những chính sách của Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh thực hiện ở Nhật Bản không tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) có tác động như thế nào đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Là cơ hội để làm giàu của Nhật Bản

B. Buộc Nhật Bản phải cắt giảm ngân sách kinh tế để dành cho quốc phòng

C. Thu hẹp thị trường truyền thống của Nhật Bản

D. Mối quan hệ của Nhật với Mĩ có sự rạn nứt nhất định

Lời giải: 

Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) là cơ hội làm giàu của Nhật Bản khi nhận được những đơn hàng sản xuất, gia công các loại quân trang, quân dụng cho cuộc chiến tranh từ Mĩ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Yếu tố khách quan có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là

A. Chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP).

B. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.

C. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh.

D. Con người Nhật Bản năng động, cần cù, thông minh,…

Lời giải: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản nhanh chóng vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế. Có nhiều nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển này. Trong đó, nhân tố khách quan quan trọng là Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. Những cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh như: Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953),… chính là cơ hội để Nhật Bản làm giàu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Tại sao chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản lại thấp (không vượt quá 1% GDP)?

A. Do Nhật Bản không được phát triển lực lượng quân đội thường trực

B. Do Nhật Bản đã cam kết từ bỏ chiến tranh

C. Do Nhật Bản nhận được sự bảo hộ hạt nhân từ Mĩ

D. Do tình hình khu vực Đông Bắc Á ổn định

Lời giải: 

Ngày 8-9-1951, Nhật Bản đã kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật”. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước này ban đầu có giá trị trong 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn. => Nhật Bản không phải đầu tư quá nhiều cho ngân sách quốc phòng, có điều kiện tập trung vốn cho kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Tại sao liên minh chặt chẽ với Mĩ lại trở thành chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản?

A. Vì Mĩ là cường quốc số 1 thế giới.

B. Vì Nhật Bản chưa có đủ tiềm lực để thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mĩ.

C. Vì Nhật Bản muốn tập trung phát triển kinh tế.

D. Vì Nhật Bản muốn lợi dụng Mĩ để cạnh tranh với Tây Âu, Trung Quốc và các nước công nghiệp mới.

Lời giải: 

Năm 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật”. Chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước này ban đầu có giá trị trong 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn.

Nhờ sự liên minh chặt chẽ với Mĩ mà Nhật Bản không phải đầu tư quá nhiều cho ngân sách quốc phòng, có điều kiện tập trung phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là

A. Đa dạng hóa, đa phương hóa

B. Toàn cầu hóa

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

D. Xu hướng hướng về châu Á

Lời giải: 

Năm 1973, Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đặc biệt, sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” tháng 8-1977 được coi như là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ với Mĩ và Tây Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22:  Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là

A. Phát triển thần kì

B. Khủng hoảng

C. Phát triển chậm lại

D. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái

Lời giải: 

- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.

- Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.

=> Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là phát triển xen kẽ khủng hoảng, suy thoái.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1973 - 2000?

A. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái.

B. Chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

C. Nỗ lực vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với trình độ kinh tế.

D. Nền kinh tế phát triển chậm lại nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

Lời giải: 

- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.

- Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.

=> Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là phát triển xen kẽ khủng hoảng, suy thoái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Ý nào sau đây là thách thức nội tại của Nhật Bản đối với sự phát triển công nghiệp trong giai đoạn 1952-1973?

A. Phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu

B. Sự tàn phá của thiên tai

C. Sự cạnh tranh của Mĩ, Tây Âu

D. Thiếu thị trường

Lời giải: 

Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản, nền công nghiệp của đất nước hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Đây chính là thách thức nội tại trong quá trình phát triển công nghiệp của Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Việc đầu tư rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là

A. Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ

B. Đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu

C. Đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học

D. Khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc

Lời giải: 

Khác với các nước tư bản khác, Nhật Bản luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển khoa học - kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. Mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.

B. Tăng cường hợp tác với các nước châu Âu.

C. Tăng cường hợp tác với các nước châu Á.

D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Lời giải: 

Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Cho đến giai đoạn 1991-2000, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Qua các giai đoạn phát triển, Nhật Bản vẫn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó cũng coi trọng mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

=> Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào khiến Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ?

A. Để tiếp tục nhận viện trợ của Mỹ.

B. Tiếp tục giảm chi phí quốc phòng.

C. Bảo đảm lợi ích quốc gia của Nhật Bản.

D. Giúp Mỹ thực hiện Chiến lược toàn cầu.

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đặt dưới sự chiếm đóng đồng minh (Mĩ), Nhật lại chịu thiệt hại nặng nề về nhiều mặt, mất hết thuộc địa  => Để có điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định chính trị Nhật đã kí với Mĩ Hiệp ước hòa bình Xanphranxixcô chấm dứt chế độ chiếm đóng của mình và kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ để tạo điều kiện cho đất nước phát triển. Suy cho cùng, chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng nhằm mục đích đó.

Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn và tinh thần tự lực của con người Nhật nên Nhật Bản nhanh chóng khắc phục được những khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phát triển “thần kì” ở giai đoạn sau đó

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Tình hình kinh tế- xã hội của Tây Âu và Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

A. Kiệt quệ, khủng hoảng

B. Phát triển không ổn định

C. Chậm phát triển

D. Phát triển nhanh

Lời giải: 

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã đều để lại những hậu quả nặng nề bất kể là nước thắng trận hay bại trận. Sau chiến tranh, nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật. Ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A. Áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất

B. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước

C. Vai trò của nhân tố con người

D. Chi phí cho quốc phòng ít

Lời giải: 

Người dân Nhật Bản với truyền thống văn hóa, giáo dục, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, tay nghề cao, có nhiều khả năng sáng tạo là nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là “công nghệ cao nhất”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Nguyên nhân quan trọng giúp nền kinh tế Nhật Bản đạt mức “thần kì” sau chiến tranh là

A. Áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật

B. Vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.

C. Các công ty Nhật Bản có tằm nhìn xa, quản lý tốt, biết len lỏi vào thị tường thế giới.

D. Yếu tố con người được nhà nước Nhật Bản quan tâm, đầu tư hàng đầu.

Lời giải: 

Nếu như đối với sự phát triển kinh tế của Mĩ thì Khoa học - kĩ thuật là nguyên nhân quan trọng nhất vì Mĩ là quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần 2, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản lại khác, một đất nước thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nên phải gánh chịu hậu quả nặng nề; tài nguyên thiên nhiên lại nghèo nàn, cơ cấu kinh tế chưa cân đối và sự canh tranh quyết liệt của các nước tư bản. Chính vì thế, sức mạnh của con người Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển thần kì của đất nước này ở giai đoạn 1960 - 1973.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là

A. Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.

B. Đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu.

C. Đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học.

D. Khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc

Lời giải: 

Nếu như Mĩ, Tây Âu đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học thì Nhật Bản lại lựa chọn giải pháp đi tắt, đón đầu bằng cách mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật.  Đây là chính sách phát triển khoa học – kĩ thuật nổi bật của Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32:  Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.

B. Để khôi phục lại các thị trường truyền thống

C. Để tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực

D. Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ

Lời giải: 

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã triển khai xu hướng “hướng về châu Á” trên cơ sở một nền kinh tế phát triển nhằm tạo ra một đường lối ngoại giao độc lập, tranh thủ khoảng trống về quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực để củng cố ảnh hưởng của mình và khôi phục lại các thị trường truyền thống.

Đáp án A: Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á không phải nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” của Nhẩ Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952 là

A. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ

D. Thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Lời giải: 

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ:

- Tây Âu: các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nhiều nước như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, … tham gia NATO.

- Nhật Bản: Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quan và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong mối quan hệ với Mĩ?

A. Nhật Bản liên minh với cả Mỹ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mỹ.

B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mỹ.

C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mỹ.

D. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mỹ, là đồng minh tin cậy của Mỹ.

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều chịu thiệt hại nặng nề và đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Tây Âu, Mĩ viện trợ cho Tây Âu theo kế hoạch Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao động.

Ở giai đoạn đầu Nhật Bản và Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Tây Âu lại khác nhau:

- Nhật Bản: vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

- Tây Âu: (Sgk trang 50): trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

=> Như vậy, điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Tây Âu là: Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Pháp tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ, trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên minh chặt chẽ với Mỹ

B. Tái chiếm thuộc địa cũ

C. Hướng về châu Á

D. Mở rộng quan hệ toàn cầu

Lời giải: 

Chinh sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ:

Tây Âu: các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nhiều nước như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, …. tham gia NATO.

- Nhật Bản: Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quan và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Tại sao năm 1951, Mĩ lại kí với Nhật Bản “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”?

A. Để duy trì hòa bình an ninh ở châu Á

B. Biến Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ ở châu Á

C. Hình thành một liên minh Mĩ - Nhật chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn đông

D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để tạo ra một căn cứ chiến lược ở châu Á chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc, Mĩ đã kí với Nhật “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 37: Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX có tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

A. Góp phần vào sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

B. Thúc đẩy các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế

C. Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực

D. Củng cố nền hòa bình an ninh thế giới

Lời giải: 

Sau chiến tranh lạnh, Mĩ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối. Tuy nhiên sự trỗi dậy của Nhật Bản, cũng như các trung tâm kinh tế khác như EU, Trung Quốc…lại thúc đẩy việc hình thành một trật tự thế giới đa cực.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Vai trò điều tiết quản lý của nhà nước

B. Đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật cao

C. Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao

D. Áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất

Lời giải: 

Việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất đã giúp các nước tư bản khắc phục những vấn đề về nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý. Đây là nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39: Nhân tố khác biệt giữa Nhật Bản và Tây Âu trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.         

B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

C. Vai trò quản lí của Nhà nước.

D. Ít chi phí cho quốc phòng.

Lời giải: 

- Các đáp án A, B, C: là điểm tương đồng của Tây Âu và Nhật Bản trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: là điểm khác biệt, Nhật Bản có chi phí quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP) nhưng Tây Âu thì không có nhân tố này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40:   Hiện nay quốc gia nào ở khu vực châu Á nhận được nguồn viện trợ ODA lớn nhất từ Nhật Bản?

A. Việt Nam

B. Apganistan

C. Ấn Độ

D. Campuchia

Lời giải: 

Hiện nay Việt Nam là nước nhận được viện trợ ODA lớn nhất từ Nhật Bản với khoảng trên 1,5 tỷ USD.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41: Bài học quan trọng từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là

A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài

B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế

C. Đầu tư phát triển giáo dục con người

D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước

Lời giải: 

Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển, và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam?

A. Các công ty năng động, có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao, chi phí cho quốc phòng thấp.

B. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển.

C. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.

D. Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới.

Lời giải: 

Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 43: Trong những năm 90 của thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mỹ, Nga trong các chương trình

A. Vũ trụ quốc tế

B. Công nghiệp điện hạt nhân

C. Giáo dục - khoa học

D. Vật liệu mới và năng lượng

Lời giải: 

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44: Nội dung chủ yếu của các học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) là

A. Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, quân sự với các nước phương Tây.

B. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

C. Tăng cường quan hệ hữu nghị mọi mặt với các nước châu Á.

D. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước đang phát triển.

Lời giải: 

Từ năm 1973 - 1991, Nhật Bản thực hiện chinh sách đối ngoại mới. Thể hiện qua “Học thuyết Phu-cư-đa” (1977) và “Học thuyết Kai-phu” (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết này là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 45: Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết

B. Mỹ viện trợ cho Nhật Bản

C. Mỹ đóng quân tại Nhật Bản

D. Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản

Lời giải: 

Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (kí ngày 8-9-1951), đặt nền tảng mới cho quan hệ mới giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 46: Chính sách ngoại giao xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là

A. Hòa bình trung lập.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào.

D. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á.

Lời giải: 

Chính sách ngoại giao xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Biểu hiện: kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951) có giá trị trong 10 năm, sau đó được ra hạn thêm và kéo dài vĩnh viễn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 47: Nguyên nhân chủ yếu để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia của Nhật Bản.

B. Để nhận viện trợ của Mĩ.

C. Cùng Mĩ chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

D. Giúp Mĩ chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

Lời giải: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải chịu thiệt hại nặng nề. Đứng trước tình hình đó, Nhật Bản đã chọn giải pháp liên kết với Mĩ - vốn là nước đồng minh chiếm đóng Nhật để đạt được một số quyền lợi quan trọng từ Mĩ:

- Chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân Đồng minh.

- Được bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện một số chính sách tích cực về chính trị và kinh tế. Đặc biệt nhận được sự viện trợ của Mĩ -> kinh tế được phục hồi.

- Chi phí quốc phòng thấp -> Có điều kiện để tập trung phát triển kinh tế.

=> Với những quyền lợi mà Nhật Bản đạt được đã chửng tỏ nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ là do muốn đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia Nhật Bản. Quyền lợi quốc gia, dân tộc luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu không chí với riêng Nhật Bản mà đó là điểm chung với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

C. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh ?

A. Anh.         B. Liên Xô.         C. Mĩ.         D. Pháp.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước Mĩ chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh.

Câu 2. Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã làm gì ?

A. Thực hiện nhiều cải cách dân chủ về chính trị, kinh tế.

B. Xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền ở Nhật Bản.

C. Bồi thường chiến phí cho các nước đã từng bị phát xít Nhật chiếm đóng.

D. Thực hiện dân chủ hoá nước Nhật, nhưng vẫn dung túng cho các thế lực quân phiệt hoạt động.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thực hiện nhiều cải cách dân chủ về chính trị, kinh tế.

Câu 3. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Nhật Bản khi bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng trận và thu được nhiều lợi nhuận.

B. Thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề.

C. Bại trận nhưng thu được nhiều lợi nhuận.

D. Bại trận và bị tàn phá nặng nề.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Nhật Bản bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người bại trận và bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

Câu 4. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho bao nhiêu người Nhật rơi vào tình trạng thất nghiệp?

A. 12 triệu người.

B. 13 triệu người.

C. 14 triệu người.

D. 15 triệu người.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho 13 triệu người Nhật rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Câu 5. Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh không đã thi hành cải cách dân chủ nào ở Nhật Bản?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.

D. Mua bằng phát minh sáng chế nước ngoài.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Những cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh thi hành ở Nhật Bản bao gồm ban hành Hiến pháp mới, trừng trị tội phạm chiến tranh, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất, thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.

Câu 6. Trong những năm 1945 – 1950, Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất như thế nào?

A. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ chia cho nông dân.

B. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ đem bán cho nông dân với giá rẻ.

C. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

D. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ, đất bỏ hoang chia cho nông dân.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong những năm 1945 – 1950, Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được giữ lại không quá 3 ha ruộng đất, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.

Câu 7. Trong giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt ?

A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.

B. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái kéo dài.

C. Dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế.

D. Nền kinh tế bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ nhất.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong giai đoạn 1945 – 1950, Nhật Bản và các nước Tây Âu đã dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế.

Câu 8. Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công nghiệp dân dụng.

B. công nghiệp hàng không vũ trụ.

C. công nghiệp phần mềm.

D. công nghiệp xây dựng.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng.

Câu 9. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 - 1973 là :

A. Củng cố mối quan hệ với các nước lớn ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc.

B. Đối đầu quyết liệt với Liên Xô và các nước Đông Âu.

C. Ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

D. Tập trung xây dựng, củng cố mối quan hộ với các nước trong khối ASEAN.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 - 1973 là ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

Câu 10. Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX là

A. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, là chủ nợ của thế giới.

B. trở thành chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, gấp 3 lần của Mĩ.

C. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.

D. trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần Cộng hòa Dân chủ Đức, gấp 3 lần của Mĩ.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX là dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.

Câu 11. Năm 1996 Mĩ và Nhật Bản đã khẳng định :

A. chấm dứt Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.

B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm 10 năm.

C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm 20 năm.

D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kéo dài vĩnh viễn.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1996, Mĩ và Nhật Bản đã khẳng định Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kéo dài vĩnh viễn.

Câu 12. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có điểm gì mới?

A. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Liên Xô trên mọi lĩnh vực.

B. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Ấn Độ trên mọi lĩnh vực.

C. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Đông Nam Á, tổ chức ASEAN trên mọi lĩnh vực.

D. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, với tiềm lực kinh tế - tài chính ngày càng lớn mạnh, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới qua hai học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991), trong đó chú trọng tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản với Đông Nam Á và tổ chức ASEAN trên mọi lĩnh vực

Câu 13. Nội dung nào không phản ánh biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật?

A. Coi trọng giáo dục vì "con người là công nghệ cao nhất".

B. Đầu tư lớn cho việc xây dựng các viện nghiên cứu.

C. Nhập kĩ thuật hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài.

D. Tận dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Tận dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí không phải là biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật.

Câu 14. Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Mĩ lẫn Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. nhận được nguồn viện trợ lớn từ các nước Tây Âu.

B. vai trò lãnh đạo, quản lí của Nhà nước.

C. nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

D. lãnh thổ rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào, trình độ cao.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Mĩ lẫn Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là vai trò lãnh đạo, quản lí của Nhà nước.

Câu 15. Nhận định nào dưới đây về Nhật Bản ngày nay là không đúng ?

A. Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

B. Là một cường quốc hạt nhân.

C. Là một nước có công nghệ sản xuất xe hơi phát triển mạnh.

D. Là một trong những nước có ngành khoa học vũ trụ phát triển.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nhận định Nhật Bản là một cường quốc hạt nhân là không đúng.

Câu 16. Định hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tập trung vào lĩnh vực sản xuất, ứng dụng dân dụng.

B. tập trung vào phát triển công nghiệp quân sự.

C. tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chinh phục vũ trụ.

D. tập trung vào nghiên cứu khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Định hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tập trung vào lĩnh vực sản xuất, ứng dụng dân dụng.

Câu 17. Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới từ khi nào ?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, với sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế, Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 18. Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” trong giai đoạn

A. từ năm 1960 đến năm 1973.

B. từ năm 1973 đến năm 1991.

C. từ năm 1952 đến năm 1960.

D. từ năm 1991 đến năm 2000.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Từ năm 1960 đến năm 1973 được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm những năm 60 là 10,8%. Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 19. Nhận định nào dưới đây không đúng với tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay ?

A. Nền nông nghiệp Nhật Bản kém phát triển.

B. Công nghiệp lệ thuộc nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.

C. Bị các nước Tây Âu, Mĩ và các nước công nghiệp mới cạnh tranh kịch liệt.

D. Nghề đánh bắt cá ở Nhật Bản không phát triển.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Nhật Bản là một quốc đảo, do đó ngành đánh bánh hải sản rất phát triển, vì vậy nhận định nghề đánh bắt cá ở Nhật Bản không phát triển là không đúng.

Câu 20. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì ?

A. biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.

B. biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

C. biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước đang phát triển.

D. nhờ những cải cách dân chủ đã thực hiện trong những năm 1945 – 1952.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

Câu 21. Điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

B. quân sự hoá nền kinh tế.

C. chi phí cho quốc phòng thấp.

D. hợp tác có hiệu quả trong các tổ chức khu vực.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

Câu 22. Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?

A. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”.

B. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”.

C. “Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật”.

D. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ.

Câu 23. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Con người năng động, sáng tạo.

B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

C. Chi phí quốc phòng thấp.

D. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nhật Bản là một nước có lãnh thổ không lớn, nghèo tài nguyên, phải nhập khẩu nguyên liệu bên ngoài để phát triển sản xuất. Vì vậy phương án lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 24. Nội dung nào không phản ánh khó khăn mà Nhật Bản gặp phải sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

B. Bị các nước Đồng minh xâu xé lãnh thổ.

C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mĩ vào Nhật Bản chiếm đóng theo chế độ quân quản. Do đó nước này không bị các nước Đồng minh xâu xé lãnh thổ.

Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?

A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.

B. Là nước bại trận, mất hết thuộc địa.

C. Thiếu thốn lương thực, thực phẩm.

D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai nên bị mất hết thuộc địa và bị quân Đồng minh chiếm đóng sau chiến tranh, còn các nước tư bản Đồng minh chống phát xít ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế người thắng trận.

Câu 26. Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là

A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).

B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).

C. Học thuyết Kaiphu (1991).

D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, với tiềm lực kinh tế - tài chính ngày càng lớn mạnh, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, mở đầu là học thuyết Phucưđa (1977), sau đó là học thuyết Kaiphu (1991), với nội dung chính là chú trọng tăng cường mối quan hệ hợp tác với Đông Nam Á và tổ chức ASEAN trên mọi lĩnh vực

Câu 27. Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho quốc phòng là

A. nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.

B. nằm trong “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

C. lãnh thổ nhỏ hẹp, tài nguyên khoáng sản không nhiều.

D. dân cư đông nên không cần thiết đầu tư nhiều vào quốc phòng.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho quốc phòng là nằm trong “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu 28. Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?

A Những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX.

Câu 29. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật đạt được:

A. 120 tỉ USD.       B. 161 tỉ USD.

C. 172 tỉ USD.       D. 183 tỉ USD.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX đã góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.

Câu 30. Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đẩy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa.

B. đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật.

C. sự viện trợ của Mĩ.

D. đầu tư phát triển con người.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự viện trợ của Mĩ.

Câu 31. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về

A. công nghiệp.       B. tài chính.

C. kinh tế.       D. quân sự.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về tài chính và là chủ nợ lớn nhất thế giới.

Câu 32. Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?

A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới

B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 - 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.

C. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (cùng với Mĩ, Tây Âu).

D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" được thể hiện rõ nhất ở biểu hiện từ thập niên 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (cùng với Mĩ, Tây Âu).

Câu 33. Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác:

A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

C. Đầu tư cho quốc phòng thấp để tập trung phát triển kinh tế.

D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật là nguyên nhân chung khiến các nước tư bản chủ nghĩa phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có Nhật Bản.

Câu 34. Nguyên nhân khách quan khiến kinh tế Nhật Bản phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

B. vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển.

C. tiến hành các cải cách dân chủ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. biết tận dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại thế giới.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Biết tận dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại thế giới là nguyên nhân khách quan khiến cho kinh tế Nhật Bản phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 35. Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: So với các nước khác, điểm khác biệt của Nhật Bản trong phát triển khoa học - kĩ thuật là luôn coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ phát triển khoa học – kĩ thuật, tránh tụt hậu.

Câu 36. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước công nghiệp mới.

C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.

D. Là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. Nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 37. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?

A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn và kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.

B. Biến Nhật Bản trở thành căn cứ quân sự duy nhất của Mĩ ở khu vực châu Á.

C. Hình thành một liên minh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng viễn Đông.

D. Tạo thế cân bằng về lực lượng quân sự giữa Mĩ và Nhật.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết nhằm hình thành một liên minh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng viễn Đông.

Câu 38. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Điểm xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện qua việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951) và khẳng định hiệp ước này kéo dài vĩnh viễn.

Câu 39.Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm nào?

A. Năm 1956.          B. Năm 1973.          C. Năm 1977.           D. Năm 1991.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1956, Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Câu 40. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.

C. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.

D. Mĩ, Đức, Nhật Bản.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.

Câu 41. GDP giành cho quốc phòng của Nhật Bản chỉ dưới 1% tổng GDP vì

A. nền công nghiệp quốc phòng của Nhật phát triển mạnh mẽ.

B. Nhật đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

C. Nhật thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập.

D. Nhật đã có lực lượng quân đội thường trực hùng mạnh.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: GDP giành cho quốc phòng của Nhật chỉ dưới 1% tổng GDP vì Nhật đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu 42. Tháng 8 - 1977, ở Nhật có sự kiện gì thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao?

A. Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật -Trung.

B. Học thuyết Kai-phu.

C. Học thuyết Phucađa.

D. Học thuyết Hayatô.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 8 - 1977, Học thuyết Phucưđa được Nhật Bản thực hiện nhằm tăng cường quan hệ

Câu 43. Nội dung cơ bản của học thuyết Hasimôtô mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra năm 1997 là

A. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

B. tăng cường quan hệ chiến lược với các nước khu vực Đông Bắc Á.

C. tăng cường quan hệ hợp tác với các nước châu Phi và Mĩ Latinh.

D. coi trọng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung cơ bản của học thuyết Hasimôtô mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra năm 1997 là chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Câu 44. Sự kiện đánh dấu sự "trở về" châu Á của Nhật Bản là

A. Hiệp ước hoà bình và hữu nghị Trung- Nhật được kí kết (1978).

B. học thuyết Kai-phu (1991) được đề ra.

C. học thuyết Phu-cư-đa (1977) được đề ra.

D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kéo dài vĩnh viễn.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1977, Chính phủ Nhật Bản đề ra học thuyết Phu-cư-đa với nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Học thuyết này đã chứng tỏ sự "trở về" châu Á của Nhật Bản.

Câu 45. Hai sự kiện nào sau đây xảy ra trong năm 1956 và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?

A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Trung Quốc.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ và tây Âu.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN và Liên minh châu Âu.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

Câu 46. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, về quân sự, Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ

A. không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.

B. không sản xuất vũ khí cho Mĩ.

C. không có quân đội thường trực.

D. không có lực lượng phòng vệ.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, về quân sự, Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ không có quân đội thường trực vì Nhật đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu 47. Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?

A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.

B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.

C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài lớn.

D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho quốc phòng là Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.

Câu 48. Theo Hiến pháp hiện nay, ai là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật Bản?

A. Tổng thống.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thiên hoàng.

D. Thủ tướng.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Theo Hiến pháp hiện nay của Nhật Bản, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật.

Câu 49. Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Liên minh chặt chẽ với các cường quốc tư bản.

C. Đầu tư phát triển khoa học và chú trọng giáo dục.

D. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Đầu tư phát triển khoa học và chú trọng giáo dục là một trong những yếu tố khiến đất nước phát triển bền vững. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, Nhật Bản đặc biệt chú trọng vào công tác giáo dục, coi đây là nền móng để tạo nên sự phát triển lâu dài. Vì vậy, Việt Nam có thể rút ra bài học về đầu tư phát triển khoa học và chú trọng giáo dục của Nhật.

Câu 50. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?

A. Tàn phá nặng nề đất nước Nhật.

B. Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng.

C. Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa.

D. Giúp Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Sự thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.

Câu 51. Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945–1952 là

A. Chính phủ Nhật Bản

B. Thiên Hoàng

C. Nghị viện Nhật Bản

D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) đã thực hiện các cải cách dân chủ ở Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952.

Câu 52. Từ năm 1952 đến năm 1973, tình trạng mất cân đối của kinh tế Nhật Bản được biểu hiện như thế nào?

A. Kinh tế chủ yếu phát triển ở ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp.

B. Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

C. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.

D. Tồn tại tình trạng phân biệt giàu nghèo, giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích:Một trong những hạn chế, khó khăn của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973 là vẫn còn tồn tại tình trạng mất cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối.

Câu 53. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển.

B. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc.

C. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ

D. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì sau chiến tranh Nhật không được xây dựng quân đội thường trực và nằm dưới “chiếc ô” hạt nhân của Mĩ.

Câu 54. Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á trong thế kỉ XX là

A. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.

B. không đặt quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh

D. không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á trong thế kỉ XX là đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế. Đây là yếu tố giúp nền kinh tế các nước này phát triển mạnh mẽ.

Bài viết liên quan

1316
  Tải tài liệu