Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15.
Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học - Cánh diều
Câu 1. Phản ứng quang hợp là phản ứng thu năng lượng dưới dạng ánh sáng:
6CO2 (g) + 6H2O (l) ⟶ C6H12O6 (s) + 6O2 (g)
Biết enthalpy tạo thành chuẩn của C6H12O6 (s) là – 1271,1 kJ mol−1. Cần cung cấp bao nhiêu năng lượng dưới dạng ánh sáng cho phản ứng quang hợp để tạo thành 1 mol C6H12O6 (s)?
A. − 2804,7 kJ
B. 624,9 kJ
C. 2804,7 kJ
D. − 624,9 kJ
Đáp án: C
Giải thích:
Xét phản ứng tạo thành 1 mol C6H12O6 (s)
6CO2 (g) + 6H2O (l) ⟶ C6H12O6 (s) + 6O2 (g)
=
=
= 2804,7 (kJ mol−1)
Câu 2. Cho phản ứng: CH4 (g) + H2O (l) ⟶ CO (g) + 3H2 (g) = 249,9 kJ.
Ở điều kiện chuẩn, để thu được 1 gam H2, phản ứng này cần hấp thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
A. 249,9 kJ
B. 83,3 kJ
C. 41,65 kJ
D. 124,95 kJ
Đáp án: C
Giải thích:
1 gam H2 ⇒ = = 0,5 (mol)
CH4 (g) + H2O (l) ⟶ CO (g) + 3H2 (g) = 249,9 kJ
Theo phương trình, để thu được 3 mol H2 cần hấp thu nhiệt lượng 249,9 kJ
⇒ Để thu được 0,5 mol H2 cần hấp thu nhiệt lượng là: (kJ)
Câu 3. Cho các phản ứng:
2Na (s) + O2 (g) ⟶ Na2O (s) = − 418 kJ
C (s) + O2 (g) ⟶ CO2 (g) = − 393,5 kJ
CH4 (g) + 2O2 (g) ⟶ CO2 (g) + 2H2O (l) = − 890,5 kJ
CaCO3 (s) ⟶ CaO (s) + CO2 (g) = 179,2 kJ
Phản ứng diễn ra khó khăn nhất là
A. 2Na (s) + O2 (g) ⟶ Na2O
B. C (s) + O2 (g) ⟶ CO2 (g)
C. CH4 (g) + 2O2 (g) ⟶ CO2 (g) + 2H2O (l)
D. CaCO3 (s) ⟶ CaO (s) + CO2 (g)
Đáp án: D
Giải thích:
Trong các phản ứng thì phản ứng CaCO3 (s) ⟶ CaO (s) + CO2 (g) có = 179,2 kJ > 0. Các phản ứng còn lại đều nhỏ hơn 0.
Mà các phản ứng tỏa nhiệt ( < 0) thường diễn ra thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt ( > 0).
Do đó, phản ứng CaCO3 (s) ⟶ CaO (s) + CO2 (g) = 179,2 kJ diễn ra khó khăn hơn so với các phản ứng còn lại.
Câu 4. Cho phản ứng có dạng: aA + bB ⟶ mM + nN
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành là
A. =
B. =
C. =
D. =
Đáp án: A
Giải thích:
Cho phản ứng có dạng: aA + bB ⟶ mM + nN
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành là:
=
Câu 5. Cho phản ứng: NH3 (g) + HCl (g) ⟶ NH4Cl (s)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là
A. – 176,2 kJ
B. – 314,4 kJ
C. – 452,6 kJ
D. 176,2 kJ
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có: =
⇒ = (kJ)
Câu 6. Tính của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H4 (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.
A. – 1270,6 kJ
B. – 1323 kJ
C. – 1218,2 kJ
D. – 1232 kJ
Đáp án: B
Giải thích:
C2H4 (g) + 3O2 (g) ⟶ 2CO2 (g) + 2H2O (g)
của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H4 (g) là
=
=
= − 1323 (kJ mol−1)
Câu 7. Tính của phản ứng đốt cháy 14 gam CO (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.
A. – 566 kJ
B. – 283 kJ
C. − 141,5 kJ
D. – 3962 kJ
Đáp án: C
Giải thích:
CO (g) + O2 (g) ⟶ CO2 (g)
của phản ứng đốt cháy 1 mol CO (g) là
=
=
= − 283 (kJ mol−1)
14 gam CO có số mol là: nCO = = 0,5 (mol)
của phản ứng đốt cháy 14 gam CO (g) là: = − 141,5 (kJ)
Câu 8. Cho phản ứng có dạng: aA (g) + bB (g) ⟶ mM (g) + nN (g)
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết là
A. =
B. =
C. =
D. =
Đáp án: B
Giải thích:
Cho phản ứng có dạng: aA (g) + bB (g) ⟶ mM (g) + nN (g)
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết là:
=
Trong đó, Eb(A), Eb(B), Eb(M), Eb(N) lần lượt là tổng năng lượng liên kết của tất cả các liên kết trong các phân tử A, B, M và N.
Câu 9. Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
H – H (g) + F – F (g) ⟶ 2H – F (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là
A. – 535 kJ
B. 30 kJ
C. 1160 kJ
D. 535 kJ
Đáp án: A
Giải thích:
Năng lượng tỏa ra khi hình thành liên kết HF là
= = = − 535 (kJ)
Câu 10. của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H4 ở thể khí là
A. 1912 kJ
B. – 1912 kJ
C. 1291 kJ
D. – 1291 kJ
Đáp án: D
Giải thích:
C2H4 (g) + 3O2 (g) ⟶ 2CO2 (g) + 2H2O (g)
H2C = CH2 + 3O = O ⟶ 2O = C = O + 2H – O – H
(kJ)
(kJ)
(kJ)
(kJ)
của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H4 (g) là
=
= = − 1291 (kJ mol−1)
Câu 11. của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol H2 ở thể khí là
A. – 486 kJ
B. 486 kJ
C. 442 kJ
D. – 442 kJ
Đáp án: A
Giải thích:
Xét phản ứng tạo thành 1 mol H2 (g)
2H2 (g) + O2 (g) ⟶ 2H2O (g)
2H – H + O = O ⟶ 2H – O – H
(kJ)
(kJ)
(kJ)
của phản ứng đốt cháy 1 mol H2 (g) là
=
= = − 486 (kJ mol−1)
Câu 12. Khẳng định sai là
A. Nếu biến thiên enthalpy có giá trị âm thì phản ứng tỏa nhiệt
B. Nếu biến thiên enthalpy có giá trị dương thì phản ứng thu nhiệt
C. Biến thiên enthalpy càng âm thì phản ứng tỏa nhiệt càng ít
D. Biến thiên enthalpy càng dương thì phản ứng thu nhiệt càng nhiều
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 13. Dãy nào sau đây đều là phản ứng tỏa nhiệt
A. Than cháy, nung vôi, hòa tan viên vitamin C sủi vào cốc nước.
B. Than cháy, nhiệt nhôm, hoàn tan vôi sống với nước.
C. Nhiệt nhôm, nung vôi, than cháy
D. Hòa tan viên vitamin C sủi vào cốc nước, hoàn tan vôi sống với nước, nung vôi.
Đáp án: B
Giải thích:
Than cháy, nhiệt nhôm, hoàn tan vôi sống với nước là các phản ứng tỏa nhiệt.
Phản ứng nhiệt nhôm tỏa lượng nhiệt rất lớn (trên 2500oC) ứng dụng hàn đường ray.
Câu 14. Phản ứng nào dưới đây diễn ra thuận lợi nhất?
A. F2 (g) + H2 (g) ⟶ 2HF (g)
B. Cl2 (g) + H2 (g) ⟶ 2HCl (g)
C. Br2 (l) + H2 (g) ⟶ 2HBr (g)
D. I2 (s) + H2 (g) ⟶ 2HI (g)
Đáp án: A
Giải thích:
F2 (g) + H2 (g) ⟶ 2HF (g)
= (kJ)
Cl2 (g) + H2 (g) ⟶ 2HCl (g)
= (kJ)
Br2 (l) + H2 (g) ⟶ 2HBr (g)
= (kJ)
I2 (s) + H2 (g) ⟶ 2HI (g)
= (kJ)
⇒ Phản ứng F2 (g) + H2 (g) ⟶ 2HF (g) có nhỏ nhất nên diễn ra thuận lợi nhất.
Câu 15. Để tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được
A. công thức phân tử của tất cả các chất trong phản ứng
B. công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng
C. công thức đơn giản nhất của tất cả các chất trong phản ứng
D. Cả A, B và C đều sai
Đáp án: B
Giải thích:
Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác: