Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa 10 Bài 6.

355
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Cánh diều

Câu 1. Dựa theo cấu hình electron, các nguyên tố hóa học được phân loại thành

A. các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm;

B. các nguyên tố nhóm A, nhóm B;

C. các nguyên tố s, p;

D. các nguyên tố s, p, d, f.

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa theo cấu hình electron, các nguyên tố hóa học được phân loại thành các khối nguyên tố s, p, d, f.

Câu 2. Men-đê-lê-ép sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn dựa theo quy luật về

A. khối lượng nguyên tử

B. cấu hình electron

C. số hiệu nguyên tử

D. số khối

Đáp án: A

Giải thích:

Men-đê-lê-ép sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn dựa theo quy luật về khối lượng nguyên tử.

Câu 3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng mối liên hệ

A. khối lượng nguyên tử - tính chất;

B. số hiệu nguyên tử - tính chất;

C. số khối – tính chất;

D. cấu hình electron – tính chất.

Đáp án: B

Giải thích:

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng mối liên hệ số hiệu nguyên tử - tính chất.

Câu 4. Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào bảng tuần hoàn dựa theo nguyên tắc

A. Các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử;

B. Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng;

C. Các nguyên tố mà nguyên tử có số electron hóa trị như nhau được xếp vào cùng một cột;

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào bảng tuần hoàn dựa trên những nguyên tắc sau:

- Các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử;

- Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng;

- Các nguyên tố mà nguyên tử có số electron hóa trị như nhau được xếp vào cùng một cột.

Câu 5. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay gồm

A. 108 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 18 cột

B. 118 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 16 cột

C. 118 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 18 cột

D. 108 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 16 cột

Đáp án: C

Giải thích:

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay gồm: 118 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 18 cột (được chia thành 8 nhóm A; 8 nhóm B, mỗi nhóm tương ứng với một cột, riêng nhóm VIIIB có ba cột).

Câu 6. Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có

A. cùng số electron, được xếp thành hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân từ trái sang phải;

B. cùng số lớp electron, được xếp thành cột theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới;

C. cùng số lớp electron, được xếp thành hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân từ trái sang phải;

D. cấu hình electron tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới.

Đáp án: C

Giải thích:

Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp thành hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân từ trái sang phải.

Câu 7. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Số thứ tự ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó;

B. Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử nguyên tố thuộc chu kì đó;

C. Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó (trừ He);

D. Số thứ tự của nhóm B bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố hóa học, ta có thể xác định được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc:

- Số thứ tự ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó;

- Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử nguyên tố thuộc chu kì đó;

- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó (trừ He);

- Số thứ tự của nhóm B bằng tổng số electron thuộc hai phân lớp (n – 1)d và ns. Nếu tổng là 8, 9, 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB; là 11 thì thuộc nhóm IB; là 12 thì thuộc nhóm IIB).

Câu 8. Cho cấu hình electron nguyên tử của K là 1s22s22p63s23p64s1. Vị trí của K trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 19, chu kì 1, nhóm IVA;

B. ô số 19, chu kì 4, nhóm IA;

C. ô số 19, chu kì 4, nhóm IB;

D. ô số 19, chu kì 1, nhóm IVB.

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu hình electron nguyên tử của K là 1s22s22p63s23p64s1

 ZK = 19  K ở ô số 19;

Nguyên tử K có 4 lớp electron  K thuộc chu kì 4;

Nguyên tử K có cấu hình electron lớp ngoài cùng: 4s1, có 1 electron lớp ngoài cùng  thuộc nhóm IA.

Câu 9. Cho nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 22. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 22, chu kì 4, nhóm IVA;

B. ô số 22, chu kì 2, nhóm IVB;

C. ô số 22, chu kì 2, nhóm IVA;

D. ô số 22, chu kì 4, nhóm IVB.

Đáp án: D

Giải thích:

ZX = 22  Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s23p63d24s2

ZX = 22  X ở ô số 22

X có 4 lớp electron  X ở chu kì 4

Cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng là 3d24s2 có tổng số e là 2 + 2 = 4 nên X ở nhóm IVB.

Vậy X ở ô số 22, chu kì 4, nhóm IVB.

Câu 10. Nguyên tố Y ở chu kì 3 nhóm VA. Cấu hình electron nguyên tử của Y là

A. 1s22s22p63s23p5

B. 1s22s22p63s23p3

C. 1s22s22p63s23p63d54s2

D. 1s22s22p63s23p63d34s2

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tố Y ở chu kì 3  Y có 3 lớp electron

Nhóm VA nên cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng  n 1÷2 hoặc  ns2 np1÷6 và có 5 electron lớp ngoài cùng  cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng ns2np3

Cấu hình electron nguyên tử của Y là: 1s22s22p63s23p3

Câu 11. Các nguyên tố thuộc nhóm VIA, cấu hình electron lớp ngoài cùng đều có dạng

A. ns2np6

B. ns2np4

C. (n – 1)d5ns1

D. (n – 1)d6ns2

Đáp án: B

Giải thích:

Nhóm VIA nên cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng  n 1÷2 hoặc  ns2np1÷6 và có 6 electron lớp ngoài cùng  cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng ns2np4

Câu 12. Cha đẻ của bảng tuần hoàn hóa học là

A. Rutherford

B. Niu-tơn

C. Tôm-xơn

D. Men-đê-lê-ép

Đáp án: D

Giải thích:

Cha đẻ của bảng tuần hoàn hóa học là Đ. I. Men-đê-lê-ép

Câu 13Khẳng định sai là

A. Nguyên tố s, p là nguyên tố nhóm A;

B. Nguyên tố d, f là nguyên tố nhóm B;

C. Các khối nguyên tố d và f đều là phi kim;

D. Nguyên tố p có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np1÷6

Đáp án: C

Giải thích:

Các khối nguyên tố d và f đều là kim loại.
 

Câu 14. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17. X thuộc khối nguyên tố

A. s

B. p

C. d

D. f

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu hình electron nguyên tử của X là: 1s22s22p63s23p5  cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5.

Nên X thuộc khối nguyên tố p.

Câu 15. Nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 26. Y thuộc khối nguyên tố

A. s

B. p

C. d

D. f

Đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron nguyên tử của Y là: 1s22s22p63s23p63d64s2  cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng là 3d64s2.

Nên Y thuộc khối nguyên tố d. 

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Bài viết liên quan

355
  Tải tài liệu