Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1: Nhập môn Hóa học

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1: Nhập môn Hóa học có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1.

349
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1: Nhập môn Hóa học - Cánh diều

Câu 1. Một lượng lớn NH3 được tổng hợp từ N2 và H2 sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón hóa học. Vấn đề này thuộc lĩnh vực hóa học về

A. lương thực – thực phẩm;

B. năng lượng;

C. sản xuất hóa chất;

D. vật liệu.

Đáp án: C

Giải thích:

Một lượng lớn NH3 được tổng hợp từ N2 và H2 sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón hóa học. Vấn đề này thuộc lĩnh vực hóa học về sản xuất hóa chất.

Câu 2. Hóa học có bao nhiêu nhánh chính

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Đáp án: D

Giải thích:

Hóa học có năm nhánh chính, bao gồm: hóa lí thuyết và hóa lí, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa sinh.

Câu 3. Tất cả các chất xung quanh chúng ta đều được tạo nên từ

A. các nguyên tử của các nguyên tố hóa học;

B. các phân tử nước;

C. các phân tử oxi;

D. các hạt α.

Đáp án: A

Giải thích:

Tất cả các chất xung quanh chúng ta đều được tạo nên từ các nguyên tử của các nguyên tố hóa học.

Câu 4. Tính chất (vật lí và hóa học) của chất được quyết định bởi

A. công thức phân tử của chất;

B. cấu tạo của chất;

C. khối lượng của chất;

D. kích thước của chất.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính chất (vật lí và hóa học) của chất được quyết định bởi cấu tạo của chất (gồm các nguyên tử cấu tạo nên chất và sự sắp xếp trật tự liên kết các nguyên tử đó)

Câu 5. Để học tập tốt môn Hóa học, cần:

A. Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học;

B. Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn Hóa học;

C. Chủ động liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn;

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Để học tập tốt môn Hóa học, cần:

- Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học;

- Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn Hóa học;

Chủ động liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.

Câu 6. Nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học bao gồm:

A. cấu tạo của chất;

B. sự biến đổi vật lí và hóa học của chất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi chất;

C. ứng dụng của chất, hóa học trong đời sống và sản xuất;

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chính của các vẫn đề lí thuyết hóa học bao gồm: cấu tạo của chất, sự biến đổi vật lí và hóa học của chất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi chất, ứng dụng của chất, hóa học trong đời sống và sản xuất.

Câu 7. Hoạt động khám phá trong môn Hóa học bao gồm:

A. quan sát hoặc tiến hành quá trình thực nghiệm nghiên cứu, thu thập thông tin;

B. phân tích, xử lí số liệu;

C. giải thích, dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống;

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Hoạt động khám phá trong môn Hóa học bao gồm: quan sát hoặc tiến hành quá trình thực nghiệm nghiên cứu, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích, dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

Câu 8. Tiến trình khám phá được thực hiện theo thứ tự là

A. Đề xuất vấn đề; Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Thực hiện kế hoạch khám phá; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá;

B. Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Thực hiện kế hoạch khám phá; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá;

C. Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Thực hiện kế hoạch khám phá; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá;

D. Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Thực hiện kế hoạch khám phá; Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá.

Đáp án: C

Giải thích:

Tiến trình khám phá được thực hiện theo thứ tự là: Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Thực hiện kế hoạch khám phá; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá.

Câu 9. Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của hóa học trong đời sống?

A. Hóa học về lương thực – thực phẩm;

B. Hóa học về thuốc;

C. Hóa học về vật liệu;

D. Hóa học về mĩ phẩm.

Đáp án: C

Giải thích:

Vai trò của hóa học trong đời sống bao gồm:

Hóa học về lương thực – thực phẩm;

- Hóa học về thuốc;

- Hóa học về mĩ phẩm;

- Hóa học về chất tẩy rửa.

Hóa học về vật liệu thuộc vai trò của hóa học trong sản xuất.

Câu 10. Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của hóa học trong sản xuất?

A. Hóa học về năng lượng;

B. Hóa học sản xuất hóa chất;

C. Hóa học về môi trường;

D. Hóa học về mĩ phẩm.

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của hóa học trong đời sống bao gồm:

- Hóa học về năng lượng;

- Hóa học sản xuất hóa chất;

- Hóa học về môi trường;

- Hóa học về vật liệu.

Hóa học về mĩ phẩm thuộc vai trò của hóa học trong đời sống.

Câu 11. Những vấn đề về khí thải động cơ ô tô, xe máy cần được xử lí để đạt tiêu chuẩn cho phép thuộc vai trò của hóa học về

A. môi trường;

B. vật liệu;

C. sản xuất hóa chất;

D. năng lượng.

Đáp án: A

Giải thích:

Những vấn đề về khí thải động cơ ô tô, xe máy cần được xử lí để đạt tiêu chuẩn cho phép thuộc vai trò của hóa học về môi trường.

Câu 12. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là

A. sự hình thành hệ Mặt Trời.

B. chất và sự biến đổi của chất.

C. lịch sử phát triển của loài người.

D. tốc độ của ánh sáng trong chân không.

Đáp án: B

Giải thích:

Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.

Câu 13Việc lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai thuộc vai trò của hóa học trong lĩnh vực

A. năng lượng;

B. sản xuất hóa chất;

C. môi trường;

D. vật liệu.

Đáp án: A

Giải thích:

Việc lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai thuộc vai trò của hóa học trong lĩnh vực năng lượng.

Câu 14. Nguyên tử có

A. kích thước vô cùng nhỏ nên không thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố;

B. kích thước vô cùng nhỏ, nhưng thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố;

C. kích thước rất lớn và không thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố;

D. kích thước rất lớn và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, nhưng thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố.

Câu 15. Hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai vì

A. Sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu này chỉ là nước tinh khiết mà không có chất thải nào gây hại đến môi trường.

B. Là chất khí nhẹ hơn không khí nên dễ dàng vận chuyển.

C. Phát thải ra lượng nhỏ CO2 gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. Dễ dàng phản ứng với oxygen.

Đáp án: A

Giải thích:

Hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai vì sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu này chỉ là nước tinh khiết mà không có chất thải nào gây hại đến môi trường, không phát thải khí COgây biến đổi khí hậu toàn cầu. Là nguồn năng lượng gần như vô tận và có thể tái sinh được.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

349
  Tải tài liệu