Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13.

378
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử - Cánh diều

Câu 1. Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2

A. là chất oxi hóa.

B. là chất khử.

C. không là chất oxi hóa, không là chất khử

D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Cl20+2Na+1O-2H+1Na+1Cl-1+Na+1O-2Cl+1+H2+1O-2

Trong phản ứng trên, số oxi hóa của nguyên tố Cl vừa tăng lên +1, vừa giảm xuống -1.

→ Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong hợp chất, số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride NaH, CaH2, …); số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như OF2, H2O2, …).

B. Trong hợp chất, số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1.

C. Trong hợp chất, số oxi hóa của các kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Ba, …) luôn là +2, số oxi hóa của Al là +3.

D. Tổng các số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.

Đáp án: D

Giải thích:

Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0, của một ion đa nguyên tử bằng chính điện tích của ion đó.

Câu 3. Số oxi hóa của S trong H2SO4 là

A. +4.

B. +6.

C. –2.

D. 0.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của S trong H2SO4 là x.

Số oxi hóa của H trong hợp chất là +1; của O là –2.

Tổng các số oxi hóa của các phân tử trong hợp chất bằng 0.

→ 2×(+1) + x + 4×(-2) = 0 → x = +6.

Vậy S có số oxi hóa +6 trong H2SO4.

Câu 4. Số oxi hóa của Fe trong hợp chất Fe2O3 là

A. +2.

B. +3.

C. +4.

D. +6.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của Fe trong Fe2O3 là x.

Ta có: 2x + 3×(-2) = 0 → x = +3.

Vậy Fe có số oxi hóa +3 trong Fe2O3.

Câu 5. Số oxi hóa của C trong K2CO3 là

A. +2.

B. +4.

C. +6.

D. +8.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của C trong K2CO3 là x.

Ta có: 2×(+1) + x + 3×(-2) = 0 → x = +4.

Vậy số oxi hóa của C trong K2CO3 là +4.

Câu 6. Số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2 là

A. -2.

B. +2.

C. +4.

D. +6.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2 là x.

Ta có: (+1) + (+3) + 2×[x +4×(-2)] = 0 → x = +6.

Vậy số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2 là +6.

Câu 7. Số oxi hóa của N trong ion NO3- là

A. -3.

B. +2.

C. +4.

D. +5.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của N trong ion NO3- là x.

Tổng các số oxi hóa của các nguyên tử trong một ion đa nguyên tử bằng chính điện tích của ion đó.

→ x + 3×(-2) = -1 → x = +5.

Vậy số oxi hóa của N trong ion NO3- là +5.

Câu 8. Số oxi hóa của N trong ion NH4+ là

A. -3.

B. +2.

C. +4.

D. +5.

Đáp án: A

Giải thích:

Số oxi hóa của N trong ion NH4+ là x.

Ta có: x + 4×(+1) = +1 → x = -3.

Vậy số oxi hóa của N trong ion NH4+ là -3.

Câu 9. Phản ứng oxi hóa – khử là

A. phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

B. phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

C. phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

D. phản ứng hóa học trong đó hai hay nhiều chất ban đầu sinh ra một chất mới.

Đáp án: C

Giải thích:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

Câu 10. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaCO3 to CaO + CO2.

B. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4+ 2NaCl.

C. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

D. 4Al + 3O2 to 2Al2O3.

Đáp án: D

Giải thích:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

Ca+2C+4O3-2 to Ca+2O-2+C+4O2-2 → Không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Ba+2Cl2-1+Na2+1S+6O4-2Ba+2S+6O4-2+2Na+1Cl-1 → Không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Na+1O-2H+1+H+1Cl-1Na+1Cl-1+H2+1O-2 → Không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

4Al0+3O20to2Al2+3O3-2 : có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Al, O → Đây là phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất oxi hóa và chất khử?

A. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron, chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.

B. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhận electron, chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhường electron.

C. Chất khử (chất bị oxi hóa) và chất oxi hóa (chất bị khử) đều là chất nhận electron.

D. Chất khử (chất bị oxi hóa) và chất oxi hóa (chất bị khử) đều là chất nhường electron.

Đáp án: A

Giải thích:

Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron, chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.

Câu 12. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là

A. hóa trị của nguyên tố đó trong hợp chất.

B. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.

C.số nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất.

D. số khối của nguyên tử nguyên tố đó trong hợp chất.

Đáp án: B

Giải thích:

Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.

Câu 13. Quá trình nào sau đây là quá trình oxi hóa?

A. Cl2 + 2e → 2Cl-1.

B. S+6 + 2e → S+4.

CCu → Cu+2 + 2e.

D. N+5 +8e → N-3.

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

→ Cu → Cu+2 + 2e: quá trình oxi hóa.

Loại A, B, D vì: Các quá trình này đều là quá trình khử.

Câu 14. Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO­ + H2O. Tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên là

A. 8.

B. 11.

C. 15.

D. 18.

Đáp án: B

Giải thích:

Mg0 + HN+5O3 → Mg+2(NO3)2N+2O­ + H2O

Quá trình nhường – nhận e:

Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 13 (có đáp án): Phản ứng oxi hóa – khử

→ Phương trình hóa học: 3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO­ + 4H2O.

Tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên là: 3 + 8 = 11.

Câu 15. Cho phương trình hóa học: aZn + bH2SO4 (đặc) to cZnSO4 + dH2S­ + fH2O. Giá trị của b trong phương trình hóa học trên là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Đáp án: A

Giải thích:

Zn0 + bH2S+6O4 (đặc) to cZn+2SO4 + dH2S-2­ + fH2O

Quá trình nhường – nhận e:

Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 13 (có đáp án): Phản ứng oxi hóa – khử

→ Phương trình hóa học: 4Zn + 5H2SO4 (đặc) to 4ZnSO4 + H2S­ + 4H2O.

→ Giá trị của b trong phương trình hóa học trên là 5.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

378
  Tải tài liệu