Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 26: Công nghệ vi sinh vật

Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 Bài 26.

1008
  Tải tài liệu

Giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật - Chân trời sáng tạo

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 79

Bài 26.1 trang 79 sách bài tập Sinh học 10: Các sản phẩm nào sau đây là thành tựu của công nghệ vi sinh vật?

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ vi sinh vật (ảnh 1)

Lời giải:

Trong các sản phẩm trên, các sản phẩm là thành tựu của công nghệ vi sinh vật là: phân bón hữu cơ vi sinh, rượu vang, bia, bánh mì, nước tương.

Bài 26.2 trang 79 sách bài tập Sinh học 10: Hãy nối tên vi sinh vật ở cột A với sản phẩm được tạo thành ở cột B sao cho phù hợp.Sách bài tập Sinh học 10 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ vi sinh vật (ảnh 1)

Lời giải:

1 – b: Saccharomyces cerevisiae được ứng dụng để sản xuất bia, bánh mì,…

2 – a: Streptomyces griseus được ứng dụng để sản xuất kháng sinh.

3 – d: Bacillus thuringiensis được ứng dụng để sản xuất thuốc trừ sâu.

4 – e: Rhizobium được ứng dụng để sản xuất phân bón vi sinh.

5 – c: Nitrobacter sp. được ứng dụng để sản xuất chế phẩm Bio-EM.

Bài 26.3 trang 79 sách bài tập Sinh học 10: Chủng vi sinh vật nào sau đây được dùng trong xử lí ô nhiễm môi trường?

A. Clostridium thermocellum.

B. Escherichia coli.

C. Penicillium chrysogenum.

D. Lactococcus lactis.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Clostridium thermocellum có khả năng phân giải cellulose và chuyển hóa cơ chất cellulose thành ethanol. Bởi vậy, có thể sử dụng Clostridium thermocellum để phân hủy rác hữu cơ.

Bài 26.4 trang 79 sách bài tập Sinh học 10: Ngành nghề nào sau đây có liên quan đến công nghệ vi sinh vật nhiều hơn các ngành nghề còn lại?

A. Giáo viên.

B. Bác sĩ.

C. Nhà dịch tễ học.

D. Dược sĩ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhà dịch tễ học thực hiện nghiên cứu về tần số và sự phân bố tần số mắc bệnh và tử vong của bệnh trạng cùng với các yếu tố quy định sự phân bố đó ở những quần thể xác định, ứng dụng các nghiên cứu này trong việc kiểm soát những vấn đề sức khỏe. Bởi vậy, nhà dịch tễ học có liên quan đến công nghệ vi sinh vật nhiều hơn các ngành nghề còn lại.

Bài 26.5 trang 79 sách bài tập Sinh học 10: Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ khoảng

A. 50 %.

B. 70 %.

C. 80 %.

D. 90 %.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ khoảng 90 %.

Bài 26.6 trang 79 sách bài tập Sinh học 10: Những người có chuyên môn về công nghệ vi sinh vật sẽ có cơ hội làm việc ở những cơ quan, đơn vị nào?

Lời giải:

Những người có chuyên môn về công nghệ vi sinh vật sẽ có cơ hội làm việc ở những cơ quan, đơn vị như:

- Các đơn vị hành chính Nhà nước như: Bộ/ Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ/ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ/ Sở Tài nguyên và Môi trường,…

- Các viện nghiên cứu, trường Đại học.

- Các nhà máy sản xuất chế phẩm vi sinh vật,…

Bài 26.7 trang 79 sách bài tập Sinh học 10: Hình 26.1 mô tả quy trình tạo giống vi sinh vật để đưa vào ứng dụng trong thực tế. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau.

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ vi sinh vật (ảnh 1)

a) Hình 26.1 mô tả quá trình tạo giống vi sinh vật bằng kĩ thuật gì?

b) Hãy mô tả các bước của quy trình tạo giống vi sinh vật trong Hình 26.1.

c) Tại sao nói đây là một trong những triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai?

d) Hãy đề xuất sơ đồ quy trình sản xuất hormone insulin ở người bằng phương pháp ứng dụng công nghệ vi sinh vật.

Lời giải:

a) Hình 26.1 mô tả quá trình tạo giống vi sinh vật bằng kĩ thuật chuyển gene.

b) Các bước của quy trình tạo giống vi sinh vật trong Hình 26.1:

(1) Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và gene cần chuyển từ tế bào cho.

(2) Tạo DNA (plasmid) tái tổ hợp (chứa plasmid có mang gene cần chuyển).

(3) Đưa plasmid tái tổ hợp vào tế bào chủ (thường là vi khuẩn E.coli).

(4) Chọn lọc các dòng tế bào mang plasmid tái tổ hợp và đem nuôi cấy để nhân dòng tế bào.

(5) Tạo điều kiện thích hợp cho sự biểu hiện gene.

(6) Thu hoạch protein hoặc bản sao của gene để nghiên cứu và ứng dụng.

c) Đây là một trong những triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai vì nhờ ứng dụng khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh của vi sinh vật mà con người có thể chủ động nhân nhanh dòng gene mong muốn. Nhờ đó, tạo được một lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu của con người, giúp giảm giá thành sản phẩm,…

d) Đề xuất sơ đồ quy trình sản xuất hormone insulin ở người bằng phương pháp ứng dụng công nghệ vi sinh vật:

(1) Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và gene tổng hợp insulin người.

(2) Tạo DNA (plasmid) tái tổ hợp (chứa plasmid có mang gene tổng hợp insulin người).

(3) Đưa plasmid tái tổ hợp vào tế bào chủ (thường là vi khuẩn E.coli).

(4) Chọn lọc các dòng tế bào mang plasmid tái tổ hợp và đem nuôi cấy để nhân dòng tế bào.

(5) Tạo điều kiện thích hợp cho sự biểu hiện gene tổng hợp insulin.

(6) Thu nhận và tinh sạch insulin.

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 80

Bài 26.8 trang 80 sách bài tập Sinh học 10: Hình 26.2 mô tả công nghệ sản xuất bánh mì theo quy trình công nghiệp. Quan sát hình và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ vi sinh vật (ảnh 1)

a) Hãy mô tả quy trình công nghệ ứng dụng vi sinh vật để sản xuất bánh mì.

b) Loài vi sinh vật nào được sử dụng trong quy trình công nghệ trên?

c) Vi sinh vật được sử dụng ở giai đoạn nào của quy trình?

d) Ở giai đoạn 4, việc cho vào tủ ủ có ý nghĩa gì?

e) Khi sản xuất bánh mì, cần lưu ý điều gì để tránh gây hỏng men? Giải thích.

Lời giải:

a) Quy trình công nghệ ứng dụng vi sinh vật để sản xuất bánh mì:

- Giai đoạn 1 - Chuẩn bị nguyên liệu, máy móc.

- Giai đoạn 2 - Nhào bột: Giai đoạn này được chia thành 2 lần nhào bột, trong đó, men sẽ được cho vào trong lần nhào bột thứ 2.

- Giai đoạn 3 - Chia bột và vo tròn: Chia bột thành các phần bằng nhau rồi vo tròn để ổn định lại cấu trúc của bột đã nhào.

- Giai đoạn 4 – Lên men ổn định và tạo hình: Cho các phần bánh đã vo tròn vào tủ ủ để lên men rồi sau đó tạo thành bánh mì.

- Giai đoạn 5 – Nướng bánh mì: Cho bánh đã được tạo hình vào lò nướng ở nhiệt độ khoảng 200 – 280 oC và nướng trong thời gian phù hợp.

b) Loài vi sinh vật được sử dụng trong quy trình lên men bánh mì: Nấm men (Saccharomyces cerevisiae), nấm mốc.

c) Vi sinh vật bắt đầu được sử dụng ở giai đoạn 2, khi nhào bột lần 2.

d) Cho vào tủ ủ nhằm tạo môi trường kị khí và nhiệt độ thích hợp cho nấm men hoạt động, nhờ đó quá trình lên men sẽ diễn ra thuận lợi.

e) Không cho men và muối vào cùng một lúc nhằm tránh để men tiếp xúc trực tiếp với muối sẽ gây hỏng men. Giải thích: Nếu men tiếp xúc trực tiếp với muối (là môi trường ưu trương) sẽ làm cho nấm men bị mất nước → tế bào chết → hỏng bánh men.

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 81

Bài 26.9 trang 81 sách bài tập Sinh học 10: Hãy tìm hiểu và đề xuất một quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật.

Lời giải:

Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật:

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ vi sinh vật (ảnh 1)

Bài 26.10 trang 81 sách bài tập Sinh học 10: Hãy tiến hành điều tra thông tin về một số sản phẩm thương mại có ứng dụng công nghệ vi sinh vật trên thị trường hiện nay theo các nội dung sau: tên sản phẩm, chủng vi sinh vật được sử dụng, lĩnh vực ứng dụng, lợi ích và hạn chế. Chia sẻ thông tin điều tra được cho các bạn trong lớp cùng nghe.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện điều tra và ghi kết quả vào bảng theo mẫu sau:

STT

Tên

sản phẩm

Chủng

vi sinh vật

Lĩnh vực

ứng dụng

Lợi ích

và hạn chế

1

Nước mắm

Các vi sinh vật trong nội tạng của cá hoặc sử dụng bổ sung một số vi sinh vật khác như Aspergilus oryzea,…

Công nghệ thực phẩm

- Lợi ích: Nước mắm là nguồn cung cấp chất đạm cho cơ thể, giúp giữ ấm cơ thể khi bơi lội,…

- Hạn chế: Không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể: Thừa Na+ dẫn đến biếng ăn, lười ăn, khó hấp nạp chất,…

2

Thuốc 

trừ sâu sinh học

Aspergillus oryzae, Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericus,…

Nông nghiệp

- Lợi ích: Phòng trừ và đặc trị các loại côn trùng gây hại mà không gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế: Hiệu lực chậm, điều kiện bảo quản nghiêm ngặt,…

3

Thuốc kháng sinh

Xạ khuẩn và nấm

Y học

- Lợi ích: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

- Hạn chế: Cần sử dụng nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ tránh hiện tượng nhờn thuốc.

Bài viết liên quan

1008
  Tải tài liệu