Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn

Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 Bài 30.

1171
  Tải tài liệu

Giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn - Chân trời sáng tạo

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 92

Bài 30.1 trang 92 sách bài tập Sinh học 10: Chế phẩm sinh học nào sau đây được sản xuất nhờ virus?

A. Đệm lót sinh học.

B. Bio-EM.

C. Thuốc trừ sâu Bt.

D. Insulin.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- Người ta đã sử dụng virus để sản xuất một số chế phẩm sinh học có giá trị như insulin, interferon,…

- Đệm lót sinh học, bio-EM, thuốc trừ sâu Bt đều là những chế phẩm sản xuất nhờ vi sinh vật.

Bài 30.2 trang 92 sách bài tập Sinh học 10: Ưu điểm của chế phẩm được sản xuất nhờ ứng dụng virus là gì?

(1) Tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn.

(2) Chế phẩm tạo ra có chất lượng tốt nhất.

(3) Giúp giảm giá thành sản phẩm.

(4) Công nghệ đơn giản, dễ áp dụng.

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (2), (3).

D. (2), (4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nhờ ứng dụng virus mà người ta có thể tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn giúp giảm giá thành sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của con người.

Bài 30.3 trang 92 sách bài tập Sinh học 10: Dựa vào tính chất nào mà phage được dùng để làm vector trong sản xuất chế phẩm sinh học bằng công nghệ tái tổ hợp?

A. Một số phage, chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.

B. Phage có hệ gene là các phân tử RNA, có thể vận chuyển bất cứ gene nào vào tế bào vi khuẩn và luôn có khả năng nhân lên rất nhanh.

C. Một số phage chứa các DNA dạng vòng có thể mang gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn và có khả năng nhân lên rất nhanh.

D. Phagen có hệ gene là các phân tử DNA đủ dài để có thể vận chuyển các gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của nó trong tế bào vật chủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Một số phage, chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng. Dựa vào tính chất này, người ta đã sử dụng virus làm vector trong sản xuất chế phẩm sinh học bằng công nghệ tái tổ hợp.

Bài 30.4 trang 92 sách bài tập Sinh học 10: Hãy sắp xếp các bước của quy trình sản xuất chế phẩm sinh học bằng công nghệ tái tổ hợp sử dụng vector từ virus sao cho phù hợp.

(1) Tạo vector virus tái tổ hợp.

(2) Tiến hành nuôi vi khuẩn để thu sinh khối.

(3) Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.

(4) Tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (4), (3).

C. (1), (3), (2), (4).

D. (1), (3), (4), (2).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các bước của quy trình sản xuất chế phẩm sinh học bằng công nghệ tái tổ hợp sử dụng vector từ virus:

(1) Tạo vector virus tái tổ hợp.

(3) Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.

(2) Tiến hành nuôi vi khuẩn để thu sinh khối.

(4) Tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 93

Bài 30.5 trang 93 sách bài tập Sinh học 10: Vì sao insulin được dùng để điều trị bệnh tiểu đường?

A. Vì insulin có khả năng kích thích làm cho glucose chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan, cơ; làm chậm quá trình phân giải glycogen; ức chế chuyển hóa amino acid và glycerol thành glucose.

B. Vì insulin có khả năng ức chế làm cho glucose chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan, cơ; làm chậm quá trình phân giải glycogen; ức chế chuyển hóa amino acid và glycerol thành glucose.

C. Vì insulin có khả năng ức chế làm cho glucose chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan, cơ; làm tăng quá trình phân giải glycogen; ức chế chuyển hóa amino acid và glycerol thành glucose.

D. Vì insulin có khả năng ức chế làm cho glucose chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan, cơ; làm tăng quá trình phân giải glycogen; kích thích chuyển hóa amino acid và glycerol thành glucose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Insulin có khả năng kích thích làm cho glucose chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan, cơ; làm chậm quá trình phân giải glycogen; ức chế chuyển hóa amino acid và glycerol thành glucose. Nhờ đó, sử dụng insulin để làm giảm nồng độ glucose trong máu, giúp điều trị bệnh tiểu đường.

Bài 30.6 trang 93 sách bài tập Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của interferon trong việc giúp cơ thể chống lại virus?

A. Interferon có tính đặc hiệu với từng loại virus nhất định.

B. Interferon có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus.

C. Interferon kích thích cơ thể tạo ra chất chống virus.

D. Interferon có vai trò như kháng thể, có khả năng chống lại virus.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Interferon (IFN) là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch khi tế bào cảm thụ với virus. IFN là một phần của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu, nó có tác động ngăn cản sự nhân lên của nhiều loài virus khác nhau chứ không phải chỉ với virus đã kích thích sinh ra IFN. IFN không tác động trực tiếp lên virus như kháng thể; chúng tác động đến tế bào, kích thích tế bào dùng cơ chế enzyme để ngăn cản sự nhân lên của virus.

Bài 30.7 trang 93 sách bài tập Sinh học 10: Điểm khác biệt giữa interferon với vaccine là gì?

A. Interferon là protein do tế bào sản xuất ra, còn vaccine là kháng nguyên đã bị làm yếu đi, có nguồn gốc từ virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

B. Interferon là protein do hệ gene của virus sản xuất ra, còn vaccine là virus hoặc vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu đi.

C. Interferon là chất ức chế sự nhân lên của virus, còn vaccine có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus.

D. Interferon có tính đặc hiệu với virus, còn vaccine không có tính đặc hiệu với virus.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A Đúng, B Sai. Interferon là protein do tế bào sản xuất ra, còn vaccine là kháng nguyên đã bị làm yếu đi, có nguồn gốc từ virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

C. Sai. Interferon là chất kích thích cơ thể tạo ra chất ngăn cản sự nhân lên của virus, còn vaccine có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus.

D. Sai. Interferon không có tính đặc hiệu với virus, còn vaccine có tính đặc hiệu với virus.

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 94

Bài 30.8 trang 94 sách bài tập Sinh học 10: Thuốc trừ sâu từ virus được sản xuất dựa trên cơ sở nào?

A. Một số loại virus mang gene kháng vi nấm gây bệnh cho cây trồng.

B. Một số loại virus làm vector chuyển gene kháng bệnh cho cây trồng.

C. Một số loại virus có khả năng tạo ra chất để tiêu diệt sâu hại cây trồng.

D. Một số loại virus có khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu hại cây trồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Một số loại virus có khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu hại cây trồng. Dựa vào đặc điểm này, người ta sử dụng sâu làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus, tạo chế phẩm thuốc trừ sâu.

Bài 30.9 trang 94 sách bài tập Sinh học 10: Hãy sắp xếp thứ tự các bước sản xuất thuốc trừ sâu từ virus sao cho hợp lí.

(1) Nuôi sâu giống và nuôi sâu hàng loạt.

(2) Thu thập sâu bệnh khi sâu bị chết.

(3) Nhiễm virus gây bệnh cho sâu ở độ tuổi 3 – 4.

(4) Thêm chất phụ gia và sấy khô.

(5) Nghiền và lọc li tâm.

(6) Kiểm tra chất lượng và đóng gói sản phẩm.

A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

B. (1), (2), (4), (3), (5), (6).

C. (1), (3), (2), (5), (4), (6).

D. (1), (3), (4), (2), (5), (6).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thứ tự các bước sản xuất thuốc trừ sâu từ virus:

(1) Nuôi sâu giống và nuôi sâu hàng loạt.

(3) Nhiễm virus gây bệnh cho sâu ở độ tuổi 3 – 4.

(2) Thu thập sâu bệnh khi sâu bị chết.

(5) Nghiền và lọc li tâm.

(4) Thêm chất phụ gia và sấy khô.

(6) Kiểm tra chất lượng và đóng gói sản phẩm.

Bài 30.10 trang 94 sách bài tập Sinh học 10: Dựa vào đặc điểm nào mà virus được dùng làm vector chuyển gene tạo giống cây trồng?

A. Virus có khả năng tự đưa nucleic acid mang theo gene cần chuyển vào trong tế bào vật chủ (giống cây trồng).

B. Virus có khả năng điều khiển quá trình tái bản của hệ gene vật chủ (giống cây trồng).

C. Nucleic acid của virus có chứa các gene có lợi cho cây trồng và có thể chuyển chúng vào cây trồng.

D. Virus có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Virus có khả năng tự đưa nucleic acid mang theo gene cần chuyển vào trong tế bào vật chủ (giống cây trồng). Dựa vào đặc điểm này, người ta sử dụng virus làm vector chuyển gene giúp chuyển các gene kháng vi khuẩn, kháng virus, kháng sâu bệnh, chịu hạn,… vào cây trồng để tạo các giống cây trồng kháng bệnh.

Bài 30.11 trang 94 sách bài tập Sinh học 10: Hãy nêu một số ứng dụng interferon để chữa bệnh cho người và động vật.

Lời giải:

Một số ứng dụng interferon để chữa bệnh cho người và động vật:

- Ở người, interferon được sử dụng hiệu quả trong điều trị viêm gan C, viêm gan B, HIV, cúm A/H5N1, bệnh ung thư, đa hồng cầu,…

- Ở gia súc và gia cầm, interferon sử dụng kết hợp với vaccine phòng bệnh lở mồm long móng, hội chứng PRRS,… bệnh lao ở bò, bệnh John (bệnh tiêu chảy), bệnh Brucella, bệnh IBR, bệnh viêm đường hô hấp, bệnh viêm vú, TGEV, các bệnh cúm, Marek, Gumboro, viêm gan B. 

Bài 30.12 trang 94 sách bài tập Sinh học 10: Hãy trình bày các phương pháp sản xuất insulin.

Lời giải:

Các phương pháp sản xuất insulin:

- Sản xuất thủ công bằng cách cô lập tuyến tụy của động vật (bò, lợn).

- Sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp:

+ Chuyển gene mã hóa insulin vào vi khuẩn E.coli, tiến hành nuôi cấy và thu sinh khối insulin được tổng hợp.

+ Chuyển gene mã hóa insulin vào phage, sau đó nhiễm phage vào vi khuẩn E.coli để nuôi cấy và thu sản phẩm.

Bài 30.13 trang 94 sách bài tập Sinh học 10: Khi sử dụng vector virus để chuyển gene cần chú ý điều gì?

Lời giải:

Khi sử dụng vector virus để chuyển gene cần chú ý: Việc chuyển gene nhờ virus có nhiều lợi thế, tuy nhiên virus rất nguy hiểm nếu nó nhân lên và lây lan trong cơ thể vật chủ thì sẽ có nguy cơ bùng phát dịch. Do vậy, cần phải nghiên cứu kĩ virus làm vector để loại bỏ các gene gây hại, làm cho chúng không có khả năng nhân lên làm chết tế bào chủ và lây lan trong cơ thể vật chủ. 

Bài 30.14 trang 94 sách bài tập Sinh học 10: Hãy trình bày các loại vaccine từ virus.

Lời giải:

Các loại vaccine từ virus:

- Vaccine virus toàn phần:

+ Vaccine “sống giảm độc lực” sử dụng một dạng virus đã được làm yếu đi nhưng vẫn có thể phát triển và nhân lên mà không gây bệnh. Ví dụ: vaccine phòng bệnh sốt vàng và sởi.

+ Vaccine “bất hoạt” sử dụng virus có vật chất di truyền đã bị phá hủy nên chúng không thể nhiễm vào tế bào và tái tạo, nhưng vẫn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch. Ví dụ: vaccine phòng bệnh cúm mùa và viêm gan A.

- Vaccine tiểu đơn vị:

+ Vaccine “tiểu đơn vị protein” chứa các protein đặc trưng được tách ra từ các virus hoặc vi khuẩn mầm bệnh. Ví dụ: vaccine viêm gan B và vaccine ho gà acellular.

+ Vaccine “polysaccharide” chứa các chuỗi phân tử đường (polysaccharide) được tìm thấy trong thành tế bào của một số vi khuẩn. Ví dụ: vaccine polysaccharide phế cầu.

- Vaccine nucleic acid: vaccine DNA hoặc RNA, sử dụng để tế bào cơ thể tạo ra kháng nguyên chống lại virus. Ví dụ: vaccine phòng bệnh Zika, SARS-CoV-2,…

- Vaccine virus trung gian: sử dụng một loại virus khác, vô hại để làm kháng nguyên, khác với virus mà vaccine đang nhắm đến, như adenovirus, virus gây cảm lạnh thông thường.

Bài 30.15 trang 94 sách bài tập Sinh học 10: Hãy mô tả chế phẩm thuốc trừ sâu từ virus nhân đa diện (Nuclear polyhedrin virus – NPV).

Lời giải:

Chế phẩm thuốc trừ sâu từ virus nhân đa diện (Nuclear polyhedrin virus – NPV):

- Chế phẩm NPV được sản xuất từ một số virus thuộc họ Baculoviridae (baculovirus). Các virus này gây bệnh cho côn trùng, chủ yếu là các loài sâu bướm.

- Chế phẩm NPV được dùng để trừ sâu xanh hại trên hoa, lá và quả cà chua, bắp cải, hành, lạc, bông và các loại cây họ đậu,…

- Cách dùng: Pha 20 gam thuốc vào một bình 8 – 10 lít, phun ướt đều 2 mặt lá cây và phun khi sâu mới nở khoảng tuổi 1 – 2. Có thể phun kép 2 lần mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Bài viết liên quan

1171
  Tải tài liệu