Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4 trang 64
Với giải sách bài tập Sinh học 10 Ôn tập chương 4 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10.
Giải sách bài tập Sinh học 10 Ôn tập chương 4 - Chân trời sáng tạo
Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 64
- Thí nghiệm 1: Lấy tế bào đang ở pha S cho dung hợp với tế bào đang ở pha G1.
- Thí nghiệm 2: Lấy tế bào đang ở pha M cho dung hợp với tế bào đang ở pha G1.
a) Hãy mô tả kết quả thí nghiệm và giải thích.
Lời giải:
a)
- Kết quả:
+ Thí nghiệm 1: Tế bào ở pha G1 lập tức bước vào pha S để tiến hành nhân đôi DNA.
+ Thí nghiệm 2: Tế bào ở pha G1 lập tức bắt đầu hình thành thoi phân bào, tiến vào pha M, co xoắn nhiễm sắc thể dù nhiễm sắc thể chưa nhân đôi.
- Giải thích:
+ Ở thí nghiệm 1, trong tế bào chất của tế bào đang ở pha S đã có tín hiệu vượt qua được điểm kiểm soát G1 nên đã kích hoạt tế bào đang ở pha G1 đi vào pha S.
+ Ở thí nghiệm 2, trong tế bào chất của tế bào đang ở pha M đã có tín hiệu vượt qua được điểm kiểm soát G2/M nên đã kích hoạt tế bào đang ở pha G1 đi vào pha M dù nhiễm sắc thể chưa nhân đôi.
b) Mong muốn không thực hiện được. Vì: trong tế bào chất của tế bào đang ở pha M đã có tín hiệu vượt qua được điểm kiểm soát G2/M nên đã kích hoạt tế bào đang ở pha G2 đi vào pha M.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sơ đồ C biểu thị sự thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào nói trên:
- Giai đoạn a và b là giai đoạn nguyên phân do số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào không thay đổi (2n = 8).
- Giai đoạn c là giai đoạn giảm phân do số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào giảm đi một nửa (n = 4).
- Giai đoạn d là giai đoạn thụ tinh do số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào được phục hồi (2n = 8).
Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 65
Lời giải:
- Các đặc điểm: A, C, E, F, G, J.
- Giải thích: Khi sự tăng sinh bất thường hay sự phân chia tế bào bị mất kiểm soát sẽ hình thành khối u. Nếu là khối u ác tính, các tế bào trong khối u này sẽ tách khỏi vị trí ban đầu đi vào mạch máu, mạch bạch huyết. Sau đó, chúng được đưa đi khắp cơ thể. Cuối cùng, chúng sẽ định cư ở một cơ quan mới và tăng trưởng để hình thành khối u tại các cơ quan mới.
A. Tạo giống cà chua bất hoạt gene chín quả.
B. Tạo giống cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gene.
C. Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten.
D. Tạo giống cừu sản sinh sữa có protein huyết thanh của người.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong công nghệ tế bào, nuôi cấy tế bào hạt phấn trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo rồi lưỡng bội hóa có thể tạo giống cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gene.
Lời giải:
- Hình A và B đúng.
- Giải thích: Sự phân li đồng đều các nhiễm sắc thể tại kì sau giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào. Sự đồng đều về vật chất di truyền bao gồm đồng đều về số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng gene. Ở hình C và D, sau khi phân li nhiễm sắc thể, tuy các tế bào con đồng đều về số lượng nhiễm sắc thể nhưng không đồng đều về hàm lượng gene (tế bào chỉ chứa một trong hai gene).
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kì tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Quá trình phân bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 21: Công nghệ tế bào