Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tế bào nhân sơ

Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 Bài 8.

423
  Tải tài liệu

Giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ - Chân trời sáng tạo

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 26

Bài 8.1 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng

A. 1 – 5 mm.

B. 3 – 5 µm.

C. 1 – 5 µm.

D. 3 – 5 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ khoảng 1 – 5 µm. Nhờ có kích thước nhỏ, tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng dẫn đến những ưu thế về sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng.

Bài 8.2 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Loài nào sau đây là sinh vật nhân sơ?

A. HIV.

B. Ruồi giấm.

C. Trực khuẩn lao.

D. Nấm men.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Trực khuẩn lao là sinh vật nhân sơ.

- HIV là virus.

- Ruồi giấm, nấm men là sinh vật nhân thực.

Bài 8.3 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?

A. Vùng nhân.

B. Thành tế bào.

C. Màng sinh chất.

D. Ti thể.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- Tế bào vi khuẩn có các thành phần chủ yếu như: thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.

- Ti thể là bào quan có màng kép bao bọc, không được tìm thấy ở tế bào vi khuẩn.

Bài 8.4 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Tùy theo cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành

A. vi khuẩn sống kí sinh và vi khuẩn sống tự do.

B. vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.

C. vi khuẩn dị dưỡng và vi khuẩn tự dưỡng.

D. vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn không gây bệnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tùy theo cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. Trong đó, vi khuẩn Gram dương có lớp peptidoglycan dày còn vi khuẩn Gram âm có lớp peptidoglycan mỏng.

Bài 8.5 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Có tỉ lệ S/V nhỏ nên quá trình trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh chóng.

(2) Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.

(3) Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn.

(4) Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng.

(5) Sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, vi khuẩn cổ.

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

(1) Sai. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp quá trình trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh chóng.

(2) Sai. Thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan nằm bên ngoài màng sinh chất.

(3) Đúng. Tế bào vi khuẩn không có các bào quan có màng bao bọc, ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn.

(4) Đúng. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng.

(5) Đúng. Sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, vi khuẩn cổ được cấu tạo từ tế bào nhân sơ.

Bài 8.6 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Hãy trình bày các đặc điểm của tế bào nhân sơ.

Lời giải:

Các đặc điểm của tế bào nhân sơ:

- Kích thước nhỏ.

- Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

- Chưa có nhân hoàn chỉnh (vật chất di truyền không được bao bọc trong màng nhân).

- Không có các bào quan có màng bao bọc, chỉ có ribosome.

Bài 8.7 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Vẽ và chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.

Lời giải:

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Cấu trúc điển hình của một trực khuẩn

Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 27

Bài 8.8 trang 27 sách bài tập Sinh học 10: Quan sát Hình 8.1 và trả lời câu hỏi.

Sách bài tập Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

a) Hình ảnh trên nói đến phương pháp gì? Mục đích của phương pháp đó là gì?

b) Dựa vào hình trên, hãy đưa ra những đặc điểm để phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

c) Tại sao sự bắt màu thuốc nhuộm ở các loài vi khuẩn lại có sự khác nhau?

Lời giải:

a) Hình ảnh trên nói đến phương pháp nhuộm Gram. Mục đích của phương pháp là để phân biệt vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.

b) Những đặc điểm để phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm:

Vi khuẩn Gram dương

Vi khuẩn Gram âm

- Thành tế bào bắt màu tím.

- Thành tế bào dày.

- Không có lớp màng ngoài.

- Thành tế bào bắt màu đỏ hồng.

- Thành tế bào mỏng.

- Có lớp màng ngoài.

c) Sự bắt màu thuốc nhuộm ở các loài vi khuẩn lại có sự khác nhau do: 

- Các vi khuẩn Gram dương có thành peptidoglycan dày, hợp chất này giữ màu tím kết tinh trong tế bào chất, việc rửa bằng cồn không loại bỏ được tím kết tinh, ngăn chặn việc bắt màu thuốc nhuộm màu hồng.

- Các vi khuẩn Gram âm có thành peptidoglycan mỏng hơn, màu tím kết tinh dễ bị rửa trôi khỏi tế bào chất và tế bào sẽ bắt màu đỏ hồng.

Bài 8.9 trang 27 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao các tế bào bình thường không sinh trưởng vượt quá kích thước nhất định?

Lời giải:

Tế bào bình thường không sinh trưởng vượt quá kích thước nhất định vì:

- Khi kích thước tế bào càng lớn thì tỉ lệ S/V càng giảm làm cho tốc độ trao đổi chất với môi trường giảm, sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào mất nhiều thời gian hơn. 

- Đồng thời, đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hóa học.

Bài 8.10 trang 27 sách bài tập Sinh học 10: Một bạn học sinh nói rằng: “Một tế bào A có đường kính 2 µm sẽ có khả năng trao đổi chất chậm hơn so với một tế bào B có đường kính 25 µm vì tế bào càng lớn có tốc độ chuyển hóa trong tế bào càng nhanh.” Điều mà bạn học sinh đã nói là đúng hay sai? Hãy chứng minh cho ý kiến của em.

Lời giải:

- Điều bạn học sinh nói là sai.

- Giải thích: Để xác định tế bào nào có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn cần phải xác định tỉ lệ S/V của mỗi tế bào.

Ta có: S = 4ᴫR2; V = 4/3 × ᴫR3 → S/V = 3/R.

Tế bào A: S/V = 3/2 = 1,5.

Tế bào B: S/V = 3/25 = 0,12.

→ Tế bào A dù có đường kính nhỏ hơn nhưng có tỉ lệ S/V lớn hơn 12,5 lần so với tế bào B. Do đó, tốc độ trao đổi chất của tế bào A sẽ nhanh hơn so với tế bào B. Như vậy, điều mà bạn học sinh nói là sai.

Bài viết liên quan

423
  Tải tài liệu