Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 Bài 16.
Giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng - Chân trời sáng tạo
Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 49
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxi hóa – khử. Thông qua chuỗi phản ứng oxi hóa – khử này, năng lượng trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng từng phần.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Kết thúc quá trình phân giải hiếu khí, tế bào thu được số phân tử ATP là 32 gồm 2 ATP ở giai đoạn đường phân, 2 ATP ở chu trình Krebs và 28 ATP trong chuỗi truyền electron hô hấp.
Bài 16.3 trang 49 sách bài tập Sinh học 10: Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây?
A. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở chất nền ti thể.
C. Acetyl – CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào chuỗi chuyền electron.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong ti thể.
B. Đúng. Sau khi hình thành từ quá trình đường phân, hai phân tử pyruvic acid sẽ được chuyển vào chất nền ti thể.
C. Sai. Acetyl – CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào chu trình Krebs, nguyên liệu trực tiếp của chuỗi chuyền electron là NADH và FADH2.
D. Sai. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng của phân tử glucose được giải phóng từ từ, từng phần trong các giai đoạn khác nhau.
A. Đây là hai quá trình ngược chiều nhau.
D. Quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật, còn hô hấp xảy ra ở mọi sinh vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp: Quang hợp là quá trình tổng hợp, tích lũy năng lượng còn hô hấp là quá trình phân giải, giải phóng năng lượng.
Lời giải:
Đặc điểm đúng khi nói về phân giải kị khí và phân giải hiếu khí:
- Tất cả mọi tế bào đều có thể diễn ra cả hai hình thức hô hấp này.
- Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của hô hấp hiếu khí cao hơn so với lên men.
Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 50
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ở giai đoạn đường phân, mỗi phân tử glucose giải phóng 2 ATP (Thực tế đã tạo ra 4 ATP nhưng do 2 ATP đã được sử dụng để hoạt hóa glucose nên chỉ thu được 2 ATP) → Ở giai đoạn đường phân, tổng số phân tử ATP thu được khi phân giải 10 phân tử glucose là 2 × 10 = 20.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Quá trình phân giải kị khí gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men. Trong đó, ATP chỉ được tạo ra ở giai đoạn đường phân. Kết quả của quá trình phân giải kị khí, 1 phân tử glucose chỉ tạo ra 2 phân tử ATP, ít hơn rất nhiều so với hô hấp hiếu khí.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình phân giải hiếu khí, năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ phần lớn được chuyển thành năng lượng dễ sử dụng là ATP, còn một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt năng.
Lời giải:
Lời giải:
- Khi tế bào không được cung cấp oxygen, chuỗi chuyền electron sẽ bị ngừng trệ, các phân tử NADH được tích trữ trong tế bào làm cho hàm lượng NAD+ dần cạn kiệt. Kết quả là quá trình đường phân không thể diễn ra.
- Trong trường hợp này, tế bào sẽ sử dụng pyruvic acid làm chất nhận electron từ NADH và biến đổi thành các sản phẩm cuối cùng nhờ quá trình lên men diễn ra trong tế bào chất.
- Có hai hình thức lên men là lên men rượu và lên men lactic:
+ Lên men rượu (có ở đa số vi khuẩn, nấm men):
Pyruvic acid → C2H5OH (rượu ethanol) + 2 CO2
+ Lên men lactic (có ở một số vi khuẩn, nấm, động vật):
Pyruvic acid → C2H5OCOOH (lactic acid)
Lời giải:
Lời giải:
- Hai phân tử đó là NADH và FADH2.
- Năng lượng trong các phân tử này có thể chuyển thành dạng được sử dụng để tổng hợp ATP bằng cách chúng chuyển electron cho chuỗi chuyền electron trên màng trong ti thể, năng lượng được sử dụng để thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP.
Lời giải:
- Đồng ý với ý kiến trên.
- Đường phân là giai đoạn cổ nhất vì quá trình này diễn ra ở tất cả các tế bào.
Lời giải:
- X có thể là cơ chất và Y có thể là cyanide.
- Giải thích:
+ Khi cho chất X vào dung dịch thì sự tiêu thụ O2 và tổng hợp ATP đều tăng lên, chứng tỏ X là cơ chất có thể bị oxi hóa.
+ Khi cho chất Y vào dung dịch thì sự tiêu thụ O2 và tổng hợp ATP đều giảm, chứng tỏ chất Y có thể là chất gây ức chế quá trình vận chuyển electron đến O2 → không xảy ra chuỗi chuyền electron → oxygen không được sử dụng và ATP không được tạo ra.
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzyme
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thông tin giữa các tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 3 trang 53