Giải Lịch sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo - Chân trời sáng tạo

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 7 Bài 5. Mời các bạn đón xem:

429


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

Câu hỏi mở đầu trang 24 Bài 5 Lịch Sử lớp 7: Bức ảnh bên là chân dung của nhà cải cách tôn giáo Mác-tin Lu-thơ (Martin Luther). Ngày 31 tháng 10 năm 1517, ông đã dán trên cửa nhà thờ Vít-ten-bớt (Vittenberg, Đức) Luận văn 95 điều, chỉ trích Giáo hội. Sự kiện này đã khởi đầu cho phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu. Vì sao lại diễn ra phong trào này? Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì? Phong trào này đã có những tác động nào đối với xã hội Tây Âu?

Trả lời:

* Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của phong trào cải cách tôn giáo

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Trong thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.

+ Tuy nhiên đến thời kì Phục hưng, Giáo hội lại đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến của xã hội.

=> Vì thế, giai cấp tư sản muốn “cải cách” lại tổ chức giáo hội.

- Nguyên nhân trực tiếp: Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội” (năm 1517)

* Nội dung của phong trào cải cách tôn giáo

- Công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội

- Chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích kinh Thánh.

- Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng

- Chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, thuận lợi và tiết kiệm thời gian.

* Tác động của phong trào cải cách tôn giáo

- Thiên Chúa giáo bị phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo (là thiên Chúa giáo) và Tân giáo (là tôn giáo Tin Lành).

- Các thế lực bảo thủ tìm cách đàn áp những người theo Tân giáo, dẫn đến tình trạng bất công trong xã hội; châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân ở Đức (1524).

- Tác động thuận lợi đến hoạt động phát triển kinh tế của tư sản: hầu hết các thành phố theo đạo Tin Lành có nền kinh tế phát triển hơn so với các thành phố theo Công giáo

1. Nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo

Câu hỏi trang 24 Lịch Sử lớp 7:

- Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?

Tại sao việc nhà thờ bán “thẻ miễn tội” lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của phong trào cải cách tôn giáo

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Trong thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.

+ Tuy nhiên đến thời kì Phục hưng, Giáo hội lại đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến của xã hội.

=> Vì thế, giai cấp tư sản muốn “cải cách” lại tổ chức giáo hội.

- Nguyên nhân trực tiếp: Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội” (năm 1517)

Yêu cầu số 2:

Việc Giáo hội cho phép bán “thẻ miễn tội” đã châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ, vì:

+ Theo Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời: “thẻ miễn tội” có thể xóa mọi “tội lỗi” cho con người. Giá bán tùy theo khả năng chi trả của người mua. Như vậy, người giàu có thể mua thẻ miễn tội, còn người nghèo sẽ không đủ tiền để chi trả. Tình trạng này sẽ gây nên bất công và làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong lòng xã hội

+ Mặt khác hành động bán thẻ miễn tội để lấy tiền cũng cho thấy hành vi không chuẩn mực của Giáo hội Thiên chúa.

2. Nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu

Câu hỏi trang 25 Lịch Sử lớp 7:

Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì? Theo em, tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện nội dung nào của cải cách?

- Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo?

Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo:

+ Công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội

+ Chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích kinh Thánh.

+ Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng

+ Chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, thuận lợi và tiết kiệm thời gian.

- Tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện thể hiện: chủ trương xây dựng Giáo hội và những nghi lễ đơn giản, thuận lợi và tiết kiệm (không có tranh ảnh, tượng thờ, ghế ngồi bằng gỗ cứng)

Yêu cầu số 2: Thay đổi trong lòng xã hội Tây Âu dưới tác động của phong trào Cải cách tôn giáo:

+ Thiên Chúa giáo bị phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo (là thiên Chúa giáo) và Tân giáo (là tôn giáo Tin Lành).

+ Các thế lực bảo thủ tìm cách đàn áp những người theo Tân giáo, dẫn đến tình trạng bất công trong xã hội; châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân ở Đức (1524).

+ Tác động thuận lợi đến hoạt động phát triển kinh tế của tư sản: hầu hết các thành phố theo đạo Tin Lành có nền kinh tế phát triển hơn so với các thành phố theo Công giáo.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 25 Lịch Sử lớp 7: Tại sao nói cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu?

Trả lời:

- Trong thời kì trung đại, giai cấp phong kiến lấy Kinh thánh của đạo Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Các nhà cải cách đã công khai phê phán những hành vi của Giáo hội, chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh

=> Chính vì vậy, phong trào Cải cách tôn giáo được coi là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu.

Vận dụng 2 trang 25 Lịch Sử lớp 7Sưu tầm tư liệu về Mác-tin Lu-thơ và tư tưởng cải cách của ông.

Trả lời:

Giải Lịch sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Chân dung Mác-tin Lu-thơ (tranh vẽ)

- Mác-tin Lu-thơ là một tu sĩ đồng thời là Giáo sư ở Trường Đại học Vin-ten-béc (Đức).

- M. Lu-thơ căm ghet việc giáo sĩ được phép bán “thẻ miễn tội”. Năm 1517, ông đã ghim lên cánh cửa nhà thờ bản Luận văn 95 điều chỉ trích Giáo hội. Sau đó, ông bị buộc tội dị giáo (đi ngược lại với đức tin của Giáo hội) và bị trừng phạt.

- Quan điểm của M. Lu-thơ:

+ Phê phán chính sách áp bức, bóc lột người dân Đức của tòa thánh Rô-ma.

+  Lu-thơ phản đối quan niệm cũ của nhà thờ cho rằng con người được cứu vớt bằng việc làm những điều thiện và gắn bó với nhiều hình thức, nghi lễ phức tạp khác. Ông chủ trương “sự cứu vớt con người bằng lòng tin”.

Bài viết liên quan

429