Giải Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng - Chân trời sáng tạo

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 7 Bài 4. Mời các bạn đón xem:

396


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng

Video giải Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng

Câu hỏi mở đầu trang 20 Bài 4 Lịch Sử lớp 7: Vào ngày 4-11-1966, dòng nước lũ kinh hoàng trên sông A-nô (Arno) (thuộc miền Bắc nước Ý) đã tràn vào các bảo tàng, nhà thờ và thư viện của thành phố Phi-ren-xê (Firenze). Cả thế giới bàng hoàng, vì Phi-ren-xê là nơi lưu giữ nhiều nhất những thành tựu của văn hoá Tây Âu thời Phục hưng. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng. Phong trào này có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với xã hội Tây Âu?

Trả lời:

a. Ý nghĩa:

- Đề cao giá trị của con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật.

- Phá vỡ tinh thần thống trị của nhà thờ Thiên Chúa Giáo và đả phá chế độ phong kiến

- Thay đổi nhận thức con người, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của nền văn hóa Tây Âu.

b. Tác động: Phong trào văn hóa Phục hưng đã làm xuất hiện những “con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng Châu Âu Trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.

1. Những biển đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

Câu hỏi trang 20 Lịch Sử lớp 7: Dựa vào thông tin trong bài và quan sát tư liệu 4.1, 4.2, em hãy:

- Trình bày những biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII - XVI.

- Cho biết những tầng lớp mới nào xuất hiện trong xã hội. Tại sao họ lại có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới.

Trình bày những biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII - XVI

Trả lời:

Yêu cầu số 1: những biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII - XVI

- Từ thế kỉ XIII, thành thị ngày càng có vai trò trung tâm kinh tế quan trọng nhất Tây Âu

- Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung ở thành thị

- Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần xuất hiện

Yêu cầu số 2:

- Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội là: các chủ xưởng, thương gia và chủ các ngân hàng

- Các chủ xưởng, thương gia và chủ ngân hàng có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới, vì:

+ Họ vừa giàu có vừa có thế lực nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng.

+ Thời điểm lúc bấy giờ, giáo lí của Thiên Chúa giáo đang là hệ tư tưởng thống trị xã hội. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển tiến bộ của văn hóa, khoa học và cản trở bước tiến của các: chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng

=> Do vậy, các chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng đã ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật.

2. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng

Câu hỏi trang 21 Lịch Sử lớp 7Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

* Một số thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng:

- Văn học: nổi bât là tác phẩm

Hài kịch thần thánh của nhà thơ người Ý Đan-tê

+ Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của nhà văn người Tây Ban Nha M. Xéc-van-téc

+ Những vở kịch tiêu biểu như: Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét… của W. Sếch-xpia.

- Nghệ thuật: thế kỉ XVI là đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng, gắn với tên tuổi của những nghệ thuật gia nổi tiếng là: Lê-ô-na đơ Vanh-xi; Mi-ken-lăng-giơ; Ra-pha-en…

+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ, tác giả của những bức họa được coi là kiệt tác của nhân loại như: Bữa ăn tối cuối cùng, La Giô-công-đơ…

+ Mi-ken-lăng-giơ là kiến trúc sư, nhà điêu khắc, họa sĩ với những tác phẩm nổi tiếng như: Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xi-xtin ở Roma, tượng Đa-vít, tượng Đức mẹ sầu bi

- Khoa học - kĩ thuật: nhiều nhà khoa học đã dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ. Tiêu biểu là: N. Cô-péc-ních, G. Bru-nô, G. Ga-li-lê…

* Ấn tượng của bản thân:

- Em ấn tượng với bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Bữa ăn tối cuối cùng là bức bích họa khổng lồ có kích thước khoảng 4.6 m x 8.8 m và được danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498.

+ Bức tranh này miêu tả lại khung cảnh bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giê-su và các môn đệ, trước khi Chúa bị chính quyền La Mã bắt và bị đóng đinh lên thập tự giá.

+ Trong bức “Bữa ăn tối cuối cùng”, Lê-ô-na đơ Vanh-xi tập trung mô tả phản ứng của từng môn đồ khi nghe lời tiên tri của Chúa Jesus. Mỗi môn đồ lại có một cung bậc cảm xúc riêng biệt, thể hiện sự điêu luyện và tài năng tuyệt vời của Lê-ô-na đơ Vanh-xi

3. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

Câu hỏi trang 23 Lịch Sử lớp 7: Ăng-ghen đánh giá phong trào Văn hóa Phục hưng: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy”. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?

Trả lời:

- Em có đồng ý với quan điểm của Ăng-ghen vì:

+ Phong trào Văn hóa Phục hung đã tác động làm thay đổi nhận thức của con người thời bấy giờ, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.

+ Từ trong phong trào đã xuất hiện những “con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng châu Âu trung cổ và có những đóng góp lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 23 Lịch Sử lớp 7: Nêu một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng vào bảng theo mẫu sau:

Giải Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

- Tác phẩm Hài kịch thần thánh của Đan-tê.

- Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của xéc-van-téc.

- Vở kịch: Hăm-lét, Rômêô và Giuliét… của Sếch-xpia.

Nghệ thuật

- Tác phẩm: Bữa ăn tối cuối cùng, nàng La Giô-công-đơ… của Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

- Tác phẩm: sáng tạo thế giới, tượng Đa-vít, tượng Đức mẹ sầu bi của Mi-ken-lăng-giơ

Khoa học - kĩ thuật

- Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc.

- Tác phẩm “Sử gủa các vì sao” của Ga-li-lê

Vận dụng 2 trang 23 Lịch Sử lớp 7: Sưu tầm một số bức tranh nghệ thuật thời Phục hưng và sắp xếp thành một bộ sưu tập nhỏ. Ở mỗi bức tranh, hãy viết chú thích về nội dung của tác phẩm.

Trả lời:

- Hình 1: tranh “Mô-na-li-sa”

Giải Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Ghi chú:

Tác giả: Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Thời gian ra đời: đầu thế kỉ XVI

Nội dung: miêu tả chân dung của  nàng Lisa Gherardini

- Hình 2: tranh “Bữa ăn tối cuối cùng”

Giải Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Ghi chú:

Tác giả: Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Thời gian sáng tác: 1495 -1498

Nội dung: miêu tả lại khung cảnh bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giê-su và các môn đệ, trước khi Chúa bị chính quyền La Mã bắt và bị đóng đinh lên thập tự giá.

- Hình 3: tranh “chúa tạo ra A-đam”

Giải Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Ghi chú:

Tác giả: Mi-ken-lăng-giơ

Thời gian sáng tác: khoảng năm 1511 - 1512

Nội dung: mô tả về một giai thoại trong Sách Sáng thế, khi Chúa thổi hồn và tạo ra Adam (con người đầu tiên trên thế giới)

- Hình 4: Tranh “Trường học A-ten”

Giải Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Ghi chú:

Tác giả: Ra-pha-en

Thời gian sáng tác: 1509

Nội dung: Mô tả lại toàn bộ các gương mặt triết gia, toán học, vật lý học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại và sự đóng góp của họ đã đặt nền móng cho sự phát triển của loài người. 

Bài viết liên quan

396