Giải Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kì XVI - Chân trời sáng tạo

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kì XVI sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 7 Bài 21. Mời các bạn đón xem:

415


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kì XVI

Câu hỏi mở đầu trang 93 Bài 21 Lịch Sử lớp 7: "Nước non ngàn dặm ra đi… cái tình chi... cái tình chi..." . Câu hát mở đầu trong làn điệu dân ca Nam Bình nổi tiếng của xứ Huế đưa chúng ta trở về vùng đất phía Nam của Tổ quốc vào khoảng những thế kỉ X-XVI. Thuở xa xưa đó, vùng đất từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Mũi Cà Mau ngày nay, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá đã diễn biến như thế nào?

Trả lời:

 

Vùng lãnh thổ thuộc

Vương quốc Chăm-pa

Vùng lãnh thổ thuộc khu vực

Nam Bộ Việt Nam hiện nay

Chính trị

- Đầu thế kỉ X – XVI, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa với láng giềng

- Lãnh thổ bị thu hẹp dần

- Thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính

- Tuy nhiên, Chân Lạp không quản lí được vùng đất này.

Kinh tế

- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều có sự phát triển.

- Dân cư thưa vắng, kinh tế kém phát triển hơn so với thời kì Vương quốc Phù Nam

Văn hóa

- Đạt được nhiều thành tựu.

- Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam.

- Ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Khơ-me.

1. Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi trang 93 Lịch Sử lớp 7: Nêu những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

- Diễn biến cơ bản về chính trị ở vùng lãnh thổ thuộc vương quốc Chăm-pa

+ Đầu thế kỉ X - XVI, trên cùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa với hai nước láng giềng là Đại Việt và Cam-pu-chia

+ Năm 1069, sau một cuộc chiến với nhà Lý, vua Chăm-pa đã nhường lại ba châu là Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt

+ Từ năm 1113 - 1220, chiến tranh giữa Chăm-pa và Cam-pu-chia kéo dài hơn 100 năm

+ Cuối thế kỉ XIII, Chăm-pa cùng Đại Việt kháng chiến chống quân Mông - Nguyên và thiết lập mối quan hệ hòa hiếu

+ Năm 1306: Vua Chăm-pa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt. Chế Mân đã cắt châu Ô và châu Rí (phía nam tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay) làm sính lễ

+ Nửa sau thế kỉ XIV - cuối thế kỉ XV, những xung đột giữa hai nhà nước Chăm-pa và Đại Việt tái diễn, lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp dần, chỉ còn phía nam đèo Cả đến sông Dinh (Bình Thuận).

- Diễn biến cơ bản về chính trị ở vùng lãnh thổ thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay:

Thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp thôn tínhTuy nhiên, triều ình Chân Lạp không quản lí được vùng đất này. Vì vậy, vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang

+ Cuối thế kỉ XVI, triều đình phong kiến Đại Việt đã tổ chức nhiều đợt di dân vào khai phá vùng đất này.

2. Tình hình kinh tế, văn hóa vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi trang 94 Lịch Sử lớp 7: Trình bày những diễn biến chính về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

* Kinh tế:

- Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là nghề chính nuôi sống người dân

- Nhờ kĩ thuật đóng thuyền, nghề đánh cá phát triển

- Một số nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền…

- Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi với thương nhân nước ngoài

* Văn hóa:

- Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hòa nhập giữa tín ngưỡng truyền thống của người Việt với tín ngưỡng của người Chăm xuất hiện

- Nhiều đền tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người việt và người Chăm

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 95 Lịch Sử lớp 7: Điền những sự kiện chính trị cơ bản của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI cho phù hợp với các mốc thời gian dưới đây:

Điền những sự kiện chính trị cơ bản của vùng đất phía Nam

Trả lời:

Học sinh căn cứ vào thông tin dưới đây để trả lời

- Năm 1069: sau một cuộc chiến, vua Chăm-pa nhường lại 3 châu là: Bố chính, Địa Lí (Quảng BÌnh) và Ma Linh (phía Bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.

- Năm 1113: Chiến tranh giữa Chăm-pa và Cam-pu-chia bùng nổ

- Năm 1220: Chiến tranh giữa Chăm-pa và Cam-pu-chia kết thúc

- Năm 1307: Châu Ô và châu Rí được đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa

- Năm 1471: vua Lê Thánh Tông cho lập đạo Quảng Nam.

Luyện tập 2 trang 95 Lịch Sử lớp 7: Liên hệ với kiến thức lịch sử đã học về Vương quốc Phù Nam, em hãy nêu điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII). Vì sao lại có sự khác biệt này?

Trả lời:

- Điểm khác biệt:

+ Từ thế kỉ I – VII, vương quốc Phù Nam phát triển rực rỡ, là trung tâm kết nối văn hóa và giao thương với các nước ngoài khu vực

+ Từ thế kỉ X – đầu thế kỉ XVI: dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển hơn so với trước đó và chịu sự cai quản (trên danh nghĩa) của vương quốc Chân Lạp

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt:

+ Mực nước biển dâng cao trong các đợt hải xâm (biển lấn) đã khiến cho vùng châu thổ của Phù Nam (khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay) dần bị thu hẹp, cư dân Phù Nam ở vùng này không thể bám trụ lại được nữa, buộc họ phải di chuyển tới khu vực khác để sinh sống.

+ Sự thay đổi của con đường thương mại quốc tế khiến cho vùng đất Nam Bộ mất đi ưu thế về mậu dịch hàng hải.

+ Sau khi Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính, đến cuối thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng, phân tán, lãnh thổ bị phân chia thành Lục Chân Lạp (vùng đất gốc của người Khơ-me, nay thuộc Cam-pu-chia) và Thủy Chân lạp (vùng đất Nam Bộ Việt Nam hiện nay). Tuy nhiên, do đặc tính ưa sinh sống và canh tác trên những vùng đất cao nên người Khơ-me (tộc người chủ yếu ở Chân Lạp) hầu như không cư trú tại vùng Thủy Chân Lạp (vì vùng đất này chủ yếu là vùng đầm lầy, ngập nước, đất đai bị ngấm mặn…)

Vận dụng 3 trang 95 Lịch Sử lớp 7: Sưu tầm các tư liệu, tìm hiểu về một công trình kiến trúc của Chăm-pa mà hiện nay vẫn là nơi tổ chức lễ hội hay thờ cúng của cư dân địa phương các tỉnh miền trung Việt Nam.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về Tháp Bà Pô Nagar (Khánh Hòa)

Trải dài xuyên suốt dọc miền trung của Tổ quốc, ta không khỏi ngỡ ngàng khi những ngôi đền, tháp của người Chăm Pa cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay dù đã trải qua sự tàn phá của thời gian.

Thế nhưng nếu Thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam đã không còn nguyên vẹn thì Tháp Bà Pô Nagar ở tỉnh Khánh Hòa vẫn còn khá nguyên vẹn, thể hiện rõ nét nguồn gốc, nghệ thuật kiến trúc và nền văn hóa của Vương quốc Chăm Pa cổ một thời.

Tháp Bà Pô Nagar là một trong số những ngôi đền, tháp của người Chăm vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km về hướng bắc.

Tháp Bà Pô Nagar được ngự trị trên một ngọn đồi nhỏ cách mực nước biển khoảng 50 mét, nằm cạnh sông Cái. Nhìn từ xa, đứng dưới chân quả đồi, khách du lịch có thể thấy công trình kiến trúc Tháp Bà đồ sộ của người Chăm đang hiện ngay trước mắt.

Được xây dựng từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII, Tháp Bà Pô Nagar là một trong những ngôi tháp đánh dấu sự phát triển của thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang trên đà phát triển.

Đến với Tháp Bà Pô Nagar hay còn gọi là Tháp Bà Nha Trang, khách du lịch có lẽ sẽ thắc mắc đến với tên gọi “ Tháp Bà Pô Nagar ”.

Theo người xưa, Ponagar (hay còn gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo nên trái đất này, ban tặng cho con dân sự sống và dạy con dân cách lao động, mưu sinh,… bà có tất cả 38 người con gái , họ sau này đều trở thành nữ thần và có ba vị nữ thần đã được người Chăm Pa xưa thờ cúng đến ngày nay.

Tượng lúc đầu được đúc bằng vàng nhưng sau này làm bằng đá hoa cương. Tượng cao khoảng 2,6 mét, ngồi trên bệ đá hoa sen, phía sau là phiến đá lớn hình lá cây bồ đề, uy nghiêm và trang trọng. Nói về tượng nữ thần Ponagar, du khách sẽ được nghe những câu chuyện huyền thoại về bà. Ngoài ra, ở bên trong tháp giữa thờ Cri-Cambhu.

Tháp Bà Pô Nagar là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và cũng là nơi các nhà khảo cổ học đánh giá là vẫn còn giữ khá nguyên vẹn những nét nghệ thuật điêu khắc đến những nền văn hóa của Vương quốc Chăm Pa.

Ở đây, thông thường sẽ tổ chức lễ hội Tháp Bà từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa múa, hát, cầu lễ,…Khi đến đây tham quan, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu thêm về Mẫu Mẹ (nữ thần Ponagar) và có dịp hòa nhập vào cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương nơi đây.

Theo nguồn thông tin hiện nay, lễ hội Tháp Bà đã được Bộ văn hóa Việt Nam xếp vào một trong 16 lễ hội quốc gia, di sản độc đáo của dân tộc, không chỉ đối với người Chăm mà còn đối với cả dân tộc Việt Nam.

“Ai buông Trầm! Mây trắng vấn vương

Mềm nét lượn Áp-sa-ra huyền thoại

Tháp Bà thả hồn Cù Lao, Sông Cái

Lửa bập bùng hoang lắng trống Ghi-Năng”

Giờ đây, đi đâu về đâu nhưng khi đến với Nha Trang, ta không khỏi không nhớ đến Tháp Bà Ponagar, nhớ đến những huyền thoại về vị Thiên Y Thánh Mẫu Ana, về kiến trúc từ nghệ thuật đến điêu khắc của con người Chăm Pa thời xưa. Nếu đến nơi đây một lần, bạn sẽ vô cùng thích thú và luôn nghĩ về Tháp Bà Pô Nagar mỗi khi nhắc thành phố Nha Trang xinh đẹp.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài viết liên quan

415