Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 23. Mời các bạn đón xem:
Giải Địa lí lớp 10 Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế
Trả lời:
Các nguồn lực phát triển kinh tế và vai trò:
- Nguồn lực vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển,… có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
I. Khái niệm nguồn nhân lực phát triển kinh tế
Trả lời:
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
- Ví dụ: Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào mỗi năm tăng thêm gần 1 triệu lao động, lao động có kinh nghiệm, cần cù chịu khó là một nguồn lực để phát triển kinh tế.
II. Phân loại và vai trò của nguồn lực phát triển kinh tế
- Trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
- Phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ:
- Dựa vào nguồn gốc:
+ Nguồn lực vị trí địa lí gồm: tự nhiên, kinh tế - chính trị - giao thông
+ Nguồn lực tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội gồm: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, giá trị lịch sử - văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.
- Dựa vào phạm vi lãnh thổ:
+ Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...
+ Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế, thị trường,… từ bên ngoài.
Yêu cầu số 2: Vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế
- Nguồn lực vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển,… có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Luyện tập (trang 91)
Trả lời:
Ví dụ về: Vai trò của nguồn lực vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam:
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới của Bắc bán cầu nên có nền nhiệt cao, nằm trong khu vực gió mùa Châu Á, liền kề Biển Đông nên là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào. Tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm.
- Vị trí địa lí và hình thể tạo sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp với đa dạng sản phẩm, ngoài nông sản miền nhiệt đới còn có nông sản miền cận nhiệt và ôn đới.
- Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. Là cơ sở để xây dựng nền công nghiệp đa ngành và hiện đại
- Nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trong, tạo điều kiện giao lưu trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta là cửa ngõ ra biển thuận lợi của Lào, Cam-pu-chia và Thái Lan, Trung Quốc. Tạo điều kiện mở cửa, hội nhập với các nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển
- Nằm trong khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới, có thể dễ dàng hội nhập, tiếp thu có chọn lọc những bài học kinh nghiệm, thành công và thất bại về phát triển kinh tế.
Vận dụng (trang 91)
Trả lời:
Nguồn lực vị trí địa lí trong phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh.
- Quảng Ninh được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, là trung tâm kinh tế mạnh trong chiến lược biển Việt Nam và trong chiến lược “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt - Trung, trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ lớn giữa Đông Bắc Á- Đông Nam Á.
- Là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng đồng bằng sông Hồng - vùng trung du miền núi phía Bắc với hơn 250km bờ biển, rộng trên 6.000 km2 mặt biển, trên 1.000 km2 diện tích hải đảo, Quảng Ninh có hệ thống cảng, bến như: Cái Lân, Cửa Ông, Vạn Gia, Mũi Chùa, khu bến Yên Hưng… có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, có nhiều tiềm năng khai thác tổng hợp, thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta và các nước trên thế giới.
- Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư, là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.