Giải Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 34. Mời các bạn đón xem:

485


Giải Địa lí lớp 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Mở đầu trang 124 Địa Lí 10Ngành giao thông vận tải có những đặc điểm gì? Các ngành giao thông vận tải trên thế giới hiện nay đang phát triển và phân bố như thế nào?

Trả lời:

* Đặc điểm ngành giao thông vận tải:

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. Quá trình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác làm hàng hoá tăng thêm giá trị.

- Tiêu chí đánh giá dịch vụ vận tải: khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình; sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá; ảnh hưởng đến môi trường,…

- Là khâu quan trọng trong dịch vụ logistic.

- Có sự phân bố đặc thù theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông.

* Sự phát triển và phân bố của các ngành giao thông vận tải:

a. Đường ô tô:

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất.

+ Các thành tựu khoa học - công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng

+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.

+ Mạng lưới đường sá phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.

- Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

b. Đường sắt:

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 1

+ Đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành,...

+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình: đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên cao, đường sắt dưới lòng đất, tàu điện…

- Phân bố: mạng lưới đường sắt trên thế giới tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,… là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.

c. Đường sông, hồ:

- Tình hình phát triển:

+ Phát triển từ rất sớm vận tải người và hàng hoá trên các hệ thống sông, hồ tự nhiên.

+ Cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ nâng cao năng lực vận tải. Hiện nay, để tăng cường khả năng giao thông vận tải người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố: một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như sông Đa-nuýp, sông Rai-nơ ở châu Âu; Trường Giang, sông Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, sông A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa là những quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ.

d. Đường biển:

- Tình hình phát triển:

+ Phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn.

+ Mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới. Xây dựng các kênh đào rút ngắn khoảng cách vận tải biển: Xuy-ê, Pa-na-ma, Ki-en

+ Tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến. Thế giới có hơn 2 triệu tàu biển và số lượng không ngừng tăng lên.

- Phân bố: các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc,… đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới. Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay là tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương. Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới như Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt-tec-đam (Rotterdam - Hà Lan),…

e. Đường hàng không:

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời muộn, còn non trẻ nhưng có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển.

+ Số lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35000 chiếc đang hoạt động. Máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn, bay quãng đường xa với tốc độ nhanh và an toàn.

- Phân bố: hiện nay, thế giới có hơn 15 000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

I. Vai trò và đặc điểm

Câu hỏi trang 124 Địa Lí 10Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày và cho ví dụ về vai trò của ngành giao thông vận tải.

Trả lời:

Vai trò của ngành giao thông vận tải:

- Giao thông vận tải là ngành dịch vụ quan trọng; là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục liên tục.

- Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt.

- Tạo các mối liên kết kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong quốc gia, đồng thời tăng cường các mối giao lưu, hợp tác quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới.

- Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

Ví dụ: Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không cùng các phương tiện đi lại như ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thuyền không chỉ giúp con người đi lại thuận tiện mà còn giúp các nước giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu.

Câu hỏi trang 124 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày đặc điểm của ngành giao thông vận tải và cho ví dụ.

Trả lời:

Đặc điểm của ngành giao thông vận tải:

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. Quá trình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác làm hàng hoá tăng thêm giá trị.

- Tiêu chí đánh giá dịch vụ vận tải: khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình; sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá; ảnh hưởng đến môi trường,…

- Là khâu quan trọng trong dịch vụ logistic.

- Có sự phân bố đặc thù theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông.

Ví dụ: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải đó chính là chở người hoặc hàng hóa đến nơi cần đến. Hàng hóa đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cần có giao thông vận tải và chi phí cầu đường, nhiên liệu, nhân công vận chuyển, những chi phí này được tính vào giá thành của hàng hóa khiến cho giá trị hàng hóa tăng lên.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải

Câu hỏi trang 125 Địa Lí 10Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

- Cho biết nhân tố ảnh hưởng nào quyết định tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:

- Vị trí địa lí: tại các đầu mối giao thông quan trọng thì mạng lưới giao thông tương đối dày đặc, với các loại hình đa dạng, khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển dịch vụ vận tải lớn.

- Nhân tố tự nhiên:

+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.

+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Các điều kiện thời tiết như mưa, bão, sương mù, băng tuyết,… sẽ cản trở hoạt động của một số phương tiện giao thông vận tải.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển.

+ Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.

+ Khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.

+ Vốn đầu tư và chính sách tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.

Yêu cầu số 2:

Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải.

- Vì: các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải nên sự phát triển và phân bố các cơ sở kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển.

III. Tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải trên thế giới

Câu hỏi trang 126 Địa Lí 10: Dựa vào hình 34.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường tô tô trên thế giới.

- Kể tên một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất.

+ Các thành tựu khoa học - công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng

+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.

+ Mạng lưới đường sá phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.

- Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

Yêu cầu số 2: Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Câu hỏi trang 127 Địa Lí 10: Dựa vào hình 34.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới.

- Kể tên một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 1

+ Đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành,...

+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình: đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên cao, đường sắt dưới lòng đất, tàu điện…

- Phân bố: mạng lưới đường sắt trên thế giới tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,… là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.

Yêu cầu số 2: Một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay: đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hải Phòng.

Câu hỏi trang 127 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới.

- Kể tên các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Tình hình phát triển:

+ Phát triển từ rất sớm vận tải người và hàng hoá trên các hệ thống sông, hồ tự nhiên.

+ Cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ nâng cao năng lực vận tải. Hiện nay, để tăng cường khả năng giao thông vận tải người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố: một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như sông Đa-nuýp, sông Rai-nơ ở châu Âu; Trường Giang, sông Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, sông A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa là những quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ.

Yêu cầu số 2: Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam:

+ Trên thế giới: sông A-ma-dôn, sông Nin, sông Hằng, sông Trường Giang

+ Việt Nam: sông Mê Công, sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu

Câu hỏi trang 128 Địa Lí 10: Dựa vào hình 34.2, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường biển trên thế giới.

- Kể tên một số cảng biển lớn và các kênh đào trên thế giới

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Tình hình phát triển:

+ Phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn.

+ Mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới. Xây dựng các kênh đào rút ngắn khoảng cách vận tải biển: Xuy-ê, Pa-na-ma, Ki-en

+ Tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến. Thế giới có hơn 2 triệu tàu biển và số lượng không ngừng tăng lên.

- Phân bố: các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc,… đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới. Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay là tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương. Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới như Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt-tec-đam (Rotterdam - Hà Lan),…

Yêu cầu số 2: Một số cảng biển lớn và các kênh đào trên thế giới:

+ Cảng biển lớn: cảng Thượng Hải, cảng Rốt-tec-đam, cảng Hồng Kông, cảng Busan

+ Kênh đào: Xuy-ê, Pa-na-ma, Ki-en

Câu hỏi trang 129 Địa Lí 10: Dựa vào hình 34.2, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường hàng không trên thế giới.

- Kể tên các sân bay và các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới hiện nay.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Tình hình phát triển:

+ Ra đời muộn, còn non trẻ nhưng có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển.

+ Số lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35000 chiếc đang hoạt động. Máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn, bay quãng đường xa với tốc độ nhanh và an toàn.

- Phân bố: hiện nay, thế giới có hơn 15 000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

Yêu cầu số 2: Các sân bay và các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới hiện nay:

+ Các sân bay: Hartsfield-Jackson Atlanta (Mỹ), Beijing Capital (Trung Quốc), Dubai (UAE), Tokyo Haneda (Nhật Bản)

+ Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất: tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á - Thái Bình Dương

Luyện tập (trang 129)

Luyện tập 1 trang 129 Địa Lí 10: Vẽ sơ đồ thể hiện vai trò của ngành giao thông vận tải.

Trả lời:

- Sơ đồ thể hiện vai trò của ngành giao thông vận tải:

Giải Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Luyện tập trang 129 Địa Lí 10:  Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2020 và nhận xét.

Bảng 34. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hoá của các phương tiện vận tải ở nước ta, năm 2020

Phương tiện vận tải

Khối lượng vận chuyển

(nghìn tấn)

Khối lượng luân chuyển

(triệu tấn.km)

Đường sắt

5216,3

3818,9

Đường bộ

1307877,1

75162,9

Đường sông

244708,2

51630,3

Đường biển

69639,0

152277,2

Đường hàng không

272,4

528,4

Tổng số

1627712

283417,7

Trả lời:

* Tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải

Phương tiện vận tải

Khối lượng

vận chuyển (tấn)

Khối lượng

luân chuyển (tấn.km)

Cự li vận chuyển trung bình (km)

Đường sắt

5216300

3818900000

732,1

Đường bộ

1307877100

75162900000

57,5

Đường sông

244708200

51630300000

211,0

Đường biển

69639000

152277200000

2186,7

Đường hàng không

272400

528400000

1939,8

Tổng số

1627712000

283417700000

5127,0

* Nhận xét:

- Đường biển có cự li vận chuyển trung bình lớn nhất 2186,7 km

- Tiếp theo là đường hàng không với 1939,8 km

- Đường sắt có cự li vận chuyển trung bình khá lớn với 732,1 km

- Đường sông có cự li vận chuyển trung bình thấp với 211,0 km

- Đường bộ có cự li vận chuyển trung bình thấp nhất chỉ 57,5 km

Vận dụng (trang 129)

Vận dụng trang 129 Địa Lí 10Em hãy sưu tầm tư liệu về vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới.

Trả lời:

(*) Tư liệu: Tầm quan trọng của kênh đào Suez (Xuy-ê) đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới:

- Tầm quan trọng của con kênh này trước hết bắt nguồn từ vị trí của nó; đây là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển châu Âu với biển Arab, Ấn Độ Dương và các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương. Nếu không có Suez, các chuyến hàng di chuyển giữa những địa điểm này sẽ phải đi qua toàn bộ lục địa châu Phi, làm tăng thêm không ít chi phí và kéo dài đáng kể thời gian hành trình.

- Suốt nhiều thế kỷ, gần như không có giải pháp cho vấn đề này, cho đến khi con đường thủy quý giá dài 120 dặm được xây dựng để đi tuột xuống Ai Cập và ra Biển Đỏ. Kênh đào Suez được xây dựng trong một thập kỷ vào giữa thế kỷ 19 - một kỳ tích được thực hiện nhờ việc Địa Trung Hải và Biển Đỏ có độ cao xấp xỉ nhau.

- Thời gian tiết kiệm được bằng cách đi qua đây gần như là vô giá. Ngày nay, một con tàu đi từ một cảng ở Italy đến Ấn Độ chẳng hạn, sẽ phải vượt qua khoảng 4.400 hải lý nếu đi qua kênh đào Suez - một hành trình sẽ mất khoảng chín ngày với tốc độ 20 hải lý/giờ. Cách nhanh thứ hai để hoàn thành cuộc hành trình tương tự đó là đi qua Mũi Hảo Vọng và vòng quanh châu Phi.Với tốc độ tương tự, sẽ mất ba tuần để đi hết tuyến đường dài 10.500 hải lý này.

- Tầm quan trọng của Suez lại càng tăng thêm một bậc vì không có lựa chọn nào có thể thay thế cho nó: nếu Biển Đỏ không trải dài lên phía trên vùng Sừng châu Phi và dọc theo Sudan và Ai Cập, sẽ không có vùng đất nào đủ hẹp để đặt nền móng cho một tuyến đường thủy nhân tạo nối châu Âu với châu Á-Thái Bình Dương. Theo tạp chí chuyên ngành vận tải biển Lloyd's List, nhờ vị trí chiến lược quan trọng, có tới gần 19.000 con tàu đi qua kênh đào Suez mỗi năm.

Bài viết liên quan

485