Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 13 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 4 dưới đây.
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 (Đề 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Cậu bé Niu-tơn
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm 12 tuổi, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn.
Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh. Niu-tơn tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các bài tập thầy giáo ra, mải mê đến quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo ngợi khen.
Năm 16 tuổi, đang khao khát học giỏi, Niu-tơn buộc phải bỏ học, về nông thôn giúp mẹ lo việc buôn bán. Nhưng Niu-tơn không hứng thú công việc làm ăn. Cậu thường tìm mua sách rồi say sưa, mải miết học. Chú của Niu-tơn thấy cháu có năng khiếu đặc biệt đã khuyên chị nên cho cháu học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại học. Trong trường, cậu đã đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị lớn như kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la.
Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy.
(Theo Tsi-chi-a-kốp)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1: Lúc mới ra thành phố đi học, Niu-tơn là một học trò thế nào?
a- Là một học trò bình thường
b- Là một học trò giỏi nhất lớp
c- Là một học trò xuất sắc nhất
Câu 2: Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp?
a- Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình
b- Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp
c- Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh
Câu 3: Niu-tơn làm thế nào để trở thành học trò xuất sắc nhất lớp ?
a- Tự đề ra kế hoạch học tập rất tích cực; say sưa đọc thêm nhiều sách
b- Miệt mài làm hết các bài tập; học thật kĩ, nắm thật chắc bài học
c- Cả hai ý nêu trên
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?
a- Nhờ được ra thành phố để học tập từ nhỏ, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới.
b- Nhờ có ý chí, nghị lực và năng khiếu, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới
c- Nhờ chăm chỉ, miệt mài học tập, Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Chép lại các câu tục ngữ sau khi điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n
…ói ..ời thì giữ …ấy…ời
Đừng như con bướm đậu rồi…ại bay.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b) i hoặc iê
(1) Lúa ch…..m lấp ló đầu bờ
Hễ nghe t….ng sấm phất cờ mà lên.
………………………………………………………..
………………………………………………………..
(2) Ch…im trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
………………………………………………………..
…………………………………………………………
Câu 2: a) Ghi lại 1 từ đồng nghĩa với từ quyết chí :………………………….
b) Ghi lại 5 từ trái nghĩa với từ quyết chí ( biết rằng có 3 từ có tiếng chí và 2 từ có tiếng nản) :
(1)……………… (2)……………
(3)……………… (4)……………
(5)……………
Câu 3: Gạch dưới 3 câu hỏi có trong đoạn sau và ghi vào băng theo mẫu:
(1) Chợt bé Chuối để ý đến một bác có thân người bù xù, đầy những gai góc tua tủa. (2) Bé Chuối thấy ngộ quá liền hỏi mẹ :
(3) – Mẹ ơi, cái bác gì bù xù, đầy những gai nhọn, lại đứng chắn ngang lối vào góc vườn nhà mình, hở mẹ ?
(4) - À, đó là bác bồ kết, con ạ!
(5) – Bồ kết là thế nào cơ hả mẹ ? (6) Sao mình bác ấy mọc nhiều gai thế ?
Câu hỏi | Câu hỏi của ai | Để hỏi ai | Từ nghi vấn |
---|---|---|---|
Câu số……… |
…………….. |
……………. |
……………. |
Câu số……… |
…………….. |
…………….. |
……………. |
Câu số……… |
…………….. |
…………….. |
…………….. |
Câu 4: Chọn một câu chuyện trong SGK Tiếng Việt nói về đề tài “thật thà, trung thực” trong đời sống (VD :Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính, Những hạt giống, Ba lưỡi rìu (SGK Tiếng Việt 4); Ai ngoan sẽ được thưởng – SGK Tiếng Việt 2…) sau đó trả lời câu hỏi :
a) Tên câu chuyện:………………………………………….
b) Trả lời câu hỏi:
(1) Câu chuyện có những nhân vật nào?
………………………………………………………………………
(2) Tính cách của nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào? (Chọn 1 nhân vật )
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
(3) Câu chuyện nói với em điều gì ?
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
(4) Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào em đã học ?
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I-
Câu 1.a
Câu 2.c
Câu 3.c
Câu 4.b
Phần II-
Câu 1.
a) Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
b) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
c) Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
Câu 2: a) VD: quyết tâm
b) VD: nản chí, nhụt chí, thoái chí, chán nản, nản lòng
3: Giải đáp
Câu hỏi |
Câu hỏi của ai |
Để hỏi ai |
Từ nghi vấn |
Câu số (3) |
Bé Chuối |
mẹ |
gì, hở |
Câu số (5) |
Bé Chuối |
mẹ |
thế nào, hả |
Câu số (6) |
Bé Chuối |
mẹ |
sao |
Câu 4. VD:
a) Tên câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng
b) (1) Câu chuyện có các nhân vật: Bác Hồ, em Tộ và các bạn nhỏ
(2) Tính cách của nhân vật được thể hiện ở các chi tiết (chọn 1 nhân vật)
- Bác Hồ (hiền từ, rất yêu thương và quan tâm đến các cháu nhỏ): đến thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa… của các cháu; trò chuyện vui vẻ và chia kẹo cho các cháu ; khen ngợi em tộ biết nhận lỗi.
- Em Tộ (thật thà, trung thực):không dám nhận kẹo của Bác vì biết mình có mỗi không vâng lời cô.
(3) Câu chuyện có ý nghĩa : Tính thật thà, trung thực thật đáng quý.
(4) Cách mở đầu và kết thúc của câu truyện :
- Mở bài theo cách trực tiếp ( kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện)
- Kết thúc theo cách không mở rộng (chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm)
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13
Thời gian: 45 phút
Chép đoạn văn sau cho đúng chính tả:
Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em … em - Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .
… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao? Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá!
(Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)
Bài 1: Tìm trong đọan văn trên:
a. 5 danh từ chung:
b. 5 động từ:
c. 5 tính từ:
Bài 2: Viết lại các câu hỏi trong đoạn văn trên. Với mỗi câu hỏi hãy xác định rõ:
- Người hỏi là ai?
- Câu hỏi đó để hỏi ai?
- Dấu hiệu nhận biết (Từ để hỏi)?
Bài 3: Viết lại một câu tùy ý có trong đoạn. Hãy đặt các câu hỏi xung quanh nội dung câu đó.
Mẫu:
Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi.
- Nguyên bảo tôi vào khi nào?
- Gần cuối bữa ăn ai bảo tôi?
- Nguyên bảo ai vào lúc gần cuối bữa ăn?
Bài 4: Giải nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ sau:
- Chị ngã em nâng
- Có công mài sắt có ngày nên kim
Với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên em hãy tìm thêm một thành ngữ, tục ngữ khác có nghĩa tương tự.
HS làm bài vào vở Luyện Tiếng Việt