Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 7 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 4 dưới đây.
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 (Đề 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Ước mơ
Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống nay đây mai đó. Kết quả là việc học hành của cậu bé không ổn định. Một hôm, thầy giáo giao cho cậu bé viết một bài văn với đề bài “ Lớn lên, em muốn làm nghề gì ?”
Đêm đó, cậu bé đã viết bài bày tỏ khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại ngựa tương lai với diện tích khoảng hai trăm mẫu.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với điểm 1 to tướng. Cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
- Em đã nói về một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền, lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần có rất nhiều tiền không ? Bây giờ tôi cho em về nhà làm lại bài văn. Nếu em viết cho thực tế hơn thì tôi sẽ sửa lại điểm số của em.
Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Sau đó cậu bé đến gặp thầy giáo của mình :
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.
Nhiều năm trôi qua, một hôm vị thầy giáo đó dẫn ba mươi học trò của mình đến một trang trại rộng hai trăm mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, đó chính là trang trại của cậu học trò năm xưa. Hai thầy trò gặp nhau. Thầy tỏ ra rất ân hận, nhưng cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:
- Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em thì chỉ muốn theo đuôi tới cùng những khát vọng của đời mình
(Theo báo Điện tử)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1: Cậu bé ước mơ lớn lên sẽ làm nghề gì?
a- Huấn luyện ngựa đua
b- Chủ trường đua ngựa
c- Chủ trại nuôi ngựa
Câu 2: Vì sao thầy giáo cho điểm 1 về bài văn của cậu bé?
a- Vì vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa trong bài
b- Vì nội dung bài viết lan man, lạc đề
c- Vì nội dung nói về ước mơ xa thực tế
Câu 3: Cậu bé đã hành động như thế nào sau khi nghe thầy giáo giải thích lí do bị điểm kém?
a- Viết lại bài văn khác có nội dung thực tế hơn
b- Chấp nhận điểm 1, vẫn giữ ước mơ của mình
c- Từ bỏ ước mơ trở thành người chủ trang trại ngựa
Câu 4: Theo em, câu chuyện muốn nói lên điều gì?
a- Viết văn chỉ cần đúng thực tế, không nói những điều khó xảy ra
b- Hãy quyết tâm theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình
c- Thầy giáo chỉ mong học trò viết những điều tốt, đúng với thực tế
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:
a) tr hoặc ch
-…….ăm…..ỉ/…………. -……àn…ề/………….. |
-…….òn…..ịa/…….. -…….ậm……ạp/………. |
b) ươn hoặc ương
-n……rẫy/…………. -v……..vai/……….. |
-l……..thực/……… -v…….vãi/………… |
Câu 2: Gạch dưới 10 danh từ riêng chỉ người, địa danh rồi viết lại cho đúng chính tả:
Thế kỉ X, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà tống, vua lê hoàn hỏi nhà sư đỗ pháp thuận về vận nước, nhà sư nói: “Ngôi nước như mây cuốn/ Trời nam mở thái bình”. Thế kỉ XIII, sau khi đánh đuổi quân xâm lược mông nguyên, theo xa giá, nhà vua trở lại kinh đô, vị thượng tướng trần quang khải, tuy hết sức tự hào về chiến công chương dương, hàm tử vẫn không quên nhắc nhở : “Thái bình cần gắng sức. / Non nước ấy ngàn thu”. Mùa xuân 1428, nguyễn trãi thừa lệnh lê lợi viết Bình Ngô đại cáo, có câu: “Muôn thuở nền thái bình vững chắc / Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”.
(1)………… (2)…………
(3)………… (4)………….
(5)………… (6)…………
(7)………… (8)…………
(9)………… (10)……….
Câu 3: Giải các câu đố về tên riêng và ghi vào chỗ trống:
a) Vua nào xuống chiếu dời đô
Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam?
Là vua……
b) Vua nào đại thắng quân Thanh
Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?
Là vua ……
c) Sông nào nổi sóng bạc đầu
Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan?
Là sông…….
d) Núi gì bên vịnh Hạ Long
Tên gợi vần điệu trong lòng ngân nga ?
Là núi……….
e) Tỉnh nào quê Bác kính yêu
Non xanh nước biếc như thêu gấm vàng?
Là tỉnh……..
Câu 4: Hãy kể tóm tắt câu chuyện “ Ước mơ” bằng lời của nhân vật cậu bé.
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I
1.c 2.c 3.b 4.b
Phần II
Viết đúng
a) chăm chỉ, tròn trịa, tràn trề, chậm chạp
b) nương rẫy, lương thực, vươn vai, vương vãi
2. Gạch dưới và viết đúng 10 danh từ riêng : Tống, Lê Hoàn, Đỗ Pháp Thuận, Nam, Mông Nguyên, Trần Quang Khải, Chương Dương, Hàm Tử, Nguyễn Trãi, Lê Lợi
Điền đúng:
a) Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn ); b) Quang Trung
c) Bạch Đằng ; d) Bài Thơ e) Nghệ An
Tham khảo:
Hồi tôi còn bé, nhà tôi nghèo lắm. Cha tôi làm nghề huấn luyện ngựa phải nay đây mai đó rất khổ cực. Còn tôi lại luôn có một ước muốn cháy bỏng được làm chủ một trang trại nuôi ngựa thật lớn.
Thế rồi một hôm, thầy giáo giao cho chúng tôi đề bài tập làm văn “Lớn lên, em muốn làm nghề gì?”. Tôi đã viết say sưa về ước mơ của mình. Tôi còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa rộng hàng hai trăm mẫu.
Thật bất ngờ, thầy giáo cho tôi điểm 1 vì cho rằng ước mơ của tôi không thực tế. Thầy hứa sẽ sửa điểm nếu tôi làm lại bài văn.
Từ bỏ ước mơ ư? Tôi suy nghĩ mãi và cuối cùng quyết định thà bị điểm 1 chứ không bao giờ từ bỏ niềm mơ ước.
Thế rồi, bố mẹ cũng chắt chiu đủ tiền mua cho tôi con ngựa giống đầu tiên. Ngày tháng trôi qua, dần dần, đàn ngựa của tôi cứ đông thêm mãi và hôm nay thì tôi đã có một trại ngựa hai trăm mẫu như ngày bé đã từng mơ ước.
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7
Thời gian: 45 phút
Bài 1: Dùng từ điển Tiếng Việt tra và ghi lại nghĩa các từ sau:
ước mơ: …………………………………………………………………………..
phát minh: ….…………………………………………………………………..
sáng chế: ………………………………………………………………………..
hoài bão: ……………………………………………………………………..
Bài 2: Hãy viết lại tên người, tên địa lí sau cho đúng:
thép mới: ………………………………… diệp kiếm anh: ………………………… xi ôn côp xki: …………………………. bạch thái bưởi: ………………. …………….. |
Bạch long vĩ: ………………………... Căm pu chia : …………………….. Mông cổ: …………………………. Oa sinh tơn :.......................................... |
Bài 3: Điền các từ láy sau vào chỗ trống cho phù hợp:
đủng đỉnh, tròn trĩnh, lơ mơ, xào xạc, lao xao, phân vân, thoang thoảng, lạnh lẽo, lanh lảnh,
xanh xanh, lim dim.
a) Từ láy âm đầu: ………………………………………………………………
b) Từ láy vần: ………………………………………………………………....
c) Từ láy cả âm đầu và vần: ………………………………………………………………..
Bài 4: Chia các từ ghép sau thành hai loại: rừng núi, làng xóm, tranh cãI, học gạo, học tập, ăn sáng, núi lửa, quần áo, áo khoác, mỏng dính
a) Từ ghép có nghĩa phân loại: ………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
Bài 5: Một bạn chép lại câu chuyện “Nước mắt Nhật Tử”. Câu chuyện có 4 đoạn nhưng bạn lại viết liền một mạch. Em giúp bạn phân đoạn lại cho đúng:
(1)Một hôm Ngọc Hoàng đi công tác xa. (2)Công việc ở nhà giao cho con trai là Nhật Tử. (3)Nhật Tử hăng hái thay cha lái chiếc xe lửa. (4)Chiếc xe từ từ lăn bánh rồi biến thành cục lửa tròn lăn đi. (5)Vừa lái xe, Nhật Tử vừa ngắm mây trôi. (6)Chợt Nhật Tử nhìn xuống trần gian, thấy chiếc xe mình dưới nước. (7)Một cô gái đang tát nước sang ruộng kề bên. (8)Nhật Tử nổi cáu, liền cho xe nóng gấp trăm lần. (9)Thế là bao nhiêu nước trên đồng ruộng, sông ngòi đều khô ráo hết. (10)Ngọc Hoàng đi công tác về biết chuyện. (11)Người cầm roi cho vài ‘chiêu’ vào mông Nhật Tử. (12)Tiếng sét ầm ầm, những tia lửa điện ngoằn ngoèo chớp lên. (13)Đau quá, Nhật Tử khóc. (14)Những giọt nước mắt đổ ào xuống trần gian.(15)Người dân gọi những giọt nước mắt đó là trời mưa. (16)Từ đó, cánh đồng có nước trở lại, cây lúa xanh tươi.
Đọan 1 từ câu … đến câu ….
Đoạn 2 từ câu ……. đến câu ……
Đoạn 3 từ câu ……. đến câu …..
Đoạn 4 từ câu ….. đến câu …….