Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 33 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 4 dưới đây.

859
  Tải tài liệu

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I- Bài tập về đọc hiểu

Họ đã nghèo đến như thế nào?

   Ngày nọ, một người đàn ông – chủ của một nông trại giàu có – quyết định dẫn đứa con trai của mình đi du ngoạn, với mục đích duy nhất là chỉ cho nó biết “như thế nào là cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân”.

   Sau khi kết thúc chuyến đi, trên đường trở về người cha đã hỏi đứa con trai của mình: “Chuyến đi như thế nào hả con?”.

   Cậu bé trả lời: “Tuyệt vời lắm cha ạ!”.

   "Thế, con có thấy những người nông dân đó, người ta đã nghèo đến như thế nào không?”. – Người cha hỏi tiếp.

   “Ồ, con đã nhận thấy rất rõ cha ạ!”. – Cậu bé trả lời.

   "Con đã thấy chúng ta chỉ có một con chó duy nhất, nhưng họ đã có đến những bốn con.

  Chúng ta chỉ có một hồ bơi thật rộng ở giữa vườn nhà, nhưng họ có một con sông dài thật dài không thấy đâu là bến bờ.

   Chúng ta có một cái đèn lồng ngoài vườn, được nhập khẩu từ nước ngoài, đẹp thật đấy, nhưng những người nông dân kia có cả bầu trời với những vì tinh tú chiếu sáng.

   Sân vườn nhà ta rộng thật đấy, nhưng họ lại có cả đường chân trời.

   Chúng ta chỉ có một mảnh đất nhỏ để sống, nhưng họ lại có cả những cánh đồng rộng bát ngát và ngút ngàn.

   Chúng ta có kẻ hầu người hạ, nhưng họ lại phục vụ được cho những người khác.

   Chúng ta phải mua thực phẩm để nuôi sống chúng ta, nhưng họ lại có thể tự làm ra để nuôi lấy chính bản thân mình.

   Chúng ta có những bức tường kiên cố để bảo vệ tài sản của chúng ta, nhưng họ lại có những người bạn chân chính bảo vệ họ.”

   Nói đến đây, cậu bé quay sang và nói với cha cậu rằng: “Con cảm ơn cha vì đã cho con biết chúng ta đã nghèo đến như thế nào”. Người cha lặng người khi nghe đứa con của mình nói như vậy.

 (Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Người chủ nông trại muốn con hiểu được điều gì khi đưa con đi du ngoạn?

a- Người nông dân làm việc vất vả như thế nào

b- Người nông dân nghèo khổ như thế nào

c- Công việc hằng ngày của người nông dân

Câu 2. Trong con mắt của cậu bé, người nông dân có những gì?

a- Sông dài, trời rộng, cánh đồng bát ngát, thực phẩm tự làm, bạn bè chân chính…

b- Sông nhiều, trời đầy sao, sẵn thực phẩm để nuôi sống mình, bạn bè chân chính...

c- Đất đai để sinh sống, tường kiên cố để bảo vệ được tài sản, nhiều bạn bè giúp đỡ…

Câu 3. Sau chuyến đi, cậu bé đã nói điều gì bất ngờ khiến người cha lặng người?

a- Chuyến đi giúp cậu mở mang hiểu biết về thiên nhiên và cuộc sống

b- Chuyến đi giúp cậu hiểu cuộc sống nghèo khổ của người nông dân

c- Chuyến đi cho cậu biết gia đình cậu nghèo hơn so với người nông dân

Câu 4. Câu chuyện muốn cho chúng ta biết điều gì?

a- Cuộc sống đầy vất vả, khó khăn của những người nông dân

b- Cuộc sống giàu có, đẹp đẽ và rất thú vị của những người nông dân

c- Cậu bé ngây thơ nên không hiểu cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Viết lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

-…ải…uốt/…….

-….ạm….ổ/……

-….ang….ải/……..

-….ạm….ưởng/……..

b) iêu hoặc iu

- kì d…./……..

- dắt d…../…….

-hiền d…./…….

-cánh d……/…….

Câu 2. Tìm từ có tiếng “lạc” thích hợp điền vào mỗi chỗ trống:

a) Khi viết văn, chúng ta cần đọc kĩ đề bài để không bị………

b) Mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất……yêu đời

c) Nếu không có điện thoại thì giờ đây chúng ta……với nhau sẽ rất khó khăn.

d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị……………………………….

Câu 3.

 a) Những câu nào có bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” Gạch dưới những bộ phận đó

(1) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục

(2) Vì thiếu tiếng cười của bé, căn nhà trở nên trống vắng, buồn thiu

(3) Để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, lớp em đã tham gia lao động chăm sóc nghĩa trang.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi "Để làm gì?” cho các vế câu sau:

(1) ……………………., lớp em thành lập Đôi bạn cùng tiến

(2)…………………….., xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc.

(3)……………………………...., khi đọc sách, chúng ta phải để sách xa mắt

Câu 4. Tả một con vật mà em được tiếp xúc trực tiếp hoặc nhìn thấy trên truyền hình, qua phim ảnh.

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I.

1.b          2.a          3.c          4.b

Phần II.

Câu 1.

a) chải chuốt – trang trải; chạm trổ - trạm trưởng

b) kì diệu – hiền dịu; dắt díu – cánh diều

Câu 2. Các câu sau điền từ

a) Khi viết văn, chúng ta cần đọc kĩ đề bài để không bị lạc đề

b) Mặc dầu gặp khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất lạc quan, yêu đời

c) Nếu không có điện thoại thì giờ đây chúng ta liên lạc với nhau sẽ rất khó khăn

d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị thất lạc

Câu 3.

a) (1) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục

    (3) Để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, lớp em đã tham gia lao động chăm sóc nghĩa trang

b) VD:

(1) Để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, lớp em thành lập Đôi bạn cùng tiến

(2) Để bảo vệ môi trường, xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc

(3) Để bảo vệ mắt không bị cận thị, khi đọc sách, chúng ta phải để sách xa mắt.

Câu 4. Tham khảo (tả chú gấu Un-ni-pu)

   Em đã xem rất nhiều bộ phim hoạt hình, phim nào cũng hay, cũng hấp dẫn. Nhưng em thích nhất là bộ phim: “Những cuộc phiêu lưu của chú gấu Uyn-ni-pu” mà nhân vật chính là Uyn-ni-pu.

   Chú gấu này có một bộ lông màu vàng cam, mượt như nhung. Khuôn mặt của chú bảnh bao, đôi mắt màu xanh biếc ánh lên vẻ tinh nghịch và nhân hậu. Đôi tai tròn, vểnh lên trông thật thích mắt. Tay và chân chú ngắn cũn kĩn, cộng thêm thân hình to béo nên chú đi nặng nề, vấp vào đâu mà ngã thì sẽ rất buồn cười cho mà xem. Chú thường mặc một chiếc áo màu đỏ và mùa đông thì chú cuốn thêm khăn len xanh. Cũng như các bạn gấu khác, Uyn-ni-pu rất thích ăn mật. Nếu không vì mật ong mà chú quên mất các bạn. Chú đã cùng hổ con và ỉn con thực hiện rất nhiều chuyến phiêu lưu mà em nhớ nhất là chuyến phiêu lưu vào dịp sinh nhật của hổ con. Hổ không được những thứ mình muốn nhưng cuối cùng bạn hiểu rằng tấm lòng mới là chính.

   Dù có lớn lên, không phải tuổi xem phim hoạt hình nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về Uyn-ni-pu – người bạn thơ ấu của em.

(Đặng Đức Minh)

Bài viết liên quan

859
  Tải tài liệu