Quảng cáo
2 câu trả lời 85
1 năm trước
1. Nhan đề:
- Ánh trăng là một nhan đề đa nghĩa:
+ Biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, nên thơ, gắn bó với tuổi thơ của tác giả.
+ Là hình ảnh ẩn dụ cho người bạn là tri kỉ từng sẻ chia ngọt bùi với cuộc đời người lính.
+ Ánh trăng còn là biểu tượng cho một quá khứ nghĩa tình, thủy chung, bao dung, độ lượng với con người.
+ Ánh trăng còn là lời nhắn nhủ con người không được quên quá khứ nghĩa tình, quên những gian lao, những hi sinh mất mát 1 thời để có được cuộc sống hôm nay.
2. Ánh trăng trong quá khứ. (2 khổ đầu)
" Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể"
- Cấu trúc lặp và biện pháp liệt kê "đồng, sông, bể, rừng" theo trình tự không gian hẹp tới rộng, từ quê hương tới đất nước.
- Hai câu thơ mở ra những vùng không gian rộng lớn của ruộng đồng sông bể. Đó là vùng không gian quen thuộc gắn bó với tuổi thơ tác giả. Bao nhiêu không gian là bấy nhiêu kỉ niệm mà con người đã trải qua. Đó có thể là những tháng ngày ra đồng chăn trâu, cắt cỏ, đuổi bướm hái hoa, có thể ra sông ra bể mò cua bắt cá, tăm mát trưa hè.... và lúc nào, ở đâu đều có trăng bên mình.
"hồi chiến tranh ở rùng
vầng trăng thành tri kỉ"
- giã từ tuổi thơ với những tháng ngày hạnh phúc, vô tư, hồn nhiên, nhân vật trữ tình đến với quãng đời người lính. Chữ "hồi" lặp lại cho thấy một quá trình con người sống ở rừng với bao khó khăn thiếu thốn, bao bệnh tật giày vò nhưng người lính vẫn có thể vượt qua. Nếu người lính trong "Đồng chí" có thể vượt qua khó khăn nhờ tình đồng đội thì người lính ở đây có thể vượt qua khó khăn nhờ ánh trăng.
...Xem thêm
- Ánh trăng là một nhan đề đa nghĩa:
+ Biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, nên thơ, gắn bó với tuổi thơ của tác giả.
+ Là hình ảnh ẩn dụ cho người bạn là tri kỉ từng sẻ chia ngọt bùi với cuộc đời người lính.
+ Ánh trăng còn là biểu tượng cho một quá khứ nghĩa tình, thủy chung, bao dung, độ lượng với con người.
+ Ánh trăng còn là lời nhắn nhủ con người không được quên quá khứ nghĩa tình, quên những gian lao, những hi sinh mất mát 1 thời để có được cuộc sống hôm nay.
2. Ánh trăng trong quá khứ. (2 khổ đầu)
" Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể"
- Cấu trúc lặp và biện pháp liệt kê "đồng, sông, bể, rừng" theo trình tự không gian hẹp tới rộng, từ quê hương tới đất nước.
- Hai câu thơ mở ra những vùng không gian rộng lớn của ruộng đồng sông bể. Đó là vùng không gian quen thuộc gắn bó với tuổi thơ tác giả. Bao nhiêu không gian là bấy nhiêu kỉ niệm mà con người đã trải qua. Đó có thể là những tháng ngày ra đồng chăn trâu, cắt cỏ, đuổi bướm hái hoa, có thể ra sông ra bể mò cua bắt cá, tăm mát trưa hè.... và lúc nào, ở đâu đều có trăng bên mình.
"hồi chiến tranh ở rùng
vầng trăng thành tri kỉ"
- giã từ tuổi thơ với những tháng ngày hạnh phúc, vô tư, hồn nhiên, nhân vật trữ tình đến với quãng đời người lính. Chữ "hồi" lặp lại cho thấy một quá trình con người sống ở rừng với bao khó khăn thiếu thốn, bao bệnh tật giày vò nhưng người lính vẫn có thể vượt qua. Nếu người lính trong "Đồng chí" có thể vượt qua khó khăn nhờ tình đồng đội thì người lính ở đây có thể vượt qua khó khăn nhờ ánh trăng.
1 năm trước
- Nghệ thuật nhân hoá "Vầng trăng thành tri kỉ" có tâm trạng, cảm xúc, sự thủy chung sâu sắc cùng người lính chia bùi sẻ ngọt, đồng cam cộng khổ với nhau, sống chết có nhau. Trải qua khổ cực, cuộc sống bình dị, hồn nhiên, tình cảm của con người và vầng trăng bền chặt "nghĩa tình".
"Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ"
- Với nghệ thuật so sánh, hai câu thơ giúp ta hình dung về phẩm chất tốt đẹp của con người trong quá khứ, sống giản dị, chân thành, tình nghĩa hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên.
- Giọng thơ tha thiết, bồi hồi gây xúc động cho người đọc bởi tấm chân tình giữa người với trăng. Từ tình cảm ấy, nhân vật trữ tình khẳng định chắc chắn.
"Ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"
=> Vầng trăng trong quá khứ biểu tượng cho một quá khứ đẹp, đầy tình nghĩa thủy chung gắn bó với những gian lao vất vả nhưng cũng đầy niềm vui hạnh phúc của tác giả và của đất nước.
"Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ"
- Với nghệ thuật so sánh, hai câu thơ giúp ta hình dung về phẩm chất tốt đẹp của con người trong quá khứ, sống giản dị, chân thành, tình nghĩa hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên.
- Giọng thơ tha thiết, bồi hồi gây xúc động cho người đọc bởi tấm chân tình giữa người với trăng. Từ tình cảm ấy, nhân vật trữ tình khẳng định chắc chắn.
"Ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"
=> Vầng trăng trong quá khứ biểu tượng cho một quá khứ đẹp, đầy tình nghĩa thủy chung gắn bó với những gian lao vất vả nhưng cũng đầy niềm vui hạnh phúc của tác giả và của đất nước.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
8 235303
-
1 67004
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 57458
-
Hỏi từ APP VIETJACK11 48251
-
6 43769
Gửi báo cáo thành công!