Top 35 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Rừng xà nu (có đáp án)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 Bài: Rừng xà nu có đáp án, chọn lọc mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 12.

603
  Tải tài liệu

Top 35 câu trắc nghiệm bài Rừng xà nu có đáp án

A. Vài nét về Nguyễn Trung Thành

Câu 1 : Các sáng tác của Nguyễn Trung Thành mang khuynh hướng:

A. Lãng mạn, trữ tình

B. Hiện thực, trào phúng

C. Hiện thực, lãng mạn

D. Âm hưởng sử thi, cảm hứng lãng mạn

Các tác phẩm của ông mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

- Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng Tây Nguyên, của những người anh hùng cách mạng bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước.

- Sức sống bất diệt và khả năng trỗi dậy phi thường của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

Chọn đáp án : D

Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Trung Thành?

A. Đất nước đứng lên

B. Miền Tây

C. Mạch nước ngầm

D. Rừng xà nu

Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên (1954-1955); Mạch nước ngầm (1960); Rẻo cao (1961); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1961); Đất Quảng; Rừng xà nu (1965); Cát cháy...

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Nội dung sau về tác giả Nguyễn Trung Thành đúng hay sai?

“Nguyễn Trung Thành là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị và ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà”

A. Đúng

B. Sai

Nguyễn Trung Thành là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị và ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà.

Chọn đáp án : A

Câu 4 : Nguyễn Trung Thành gia nhập quân đội năm bao nhiêu?

A. 1948

B. 1949

C. 1950

D. 1951

Ông gia nhập quân đội năm 1950

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Nguyễn Trung Thành hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường miền Bắc. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Nguyễn Trung Thành hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Sau Hiệp định Genever Nguyễn Trung Thành làm công việc gì?

A. Bác sĩ

B. Thầy giáo

C. Phóng viên

D. Tất cả các đáp án trên

Sau Hiệp định Genever ông làm phóng viên và tập kết ra Bắc

Chọn đáp án : C

Câu 7 : Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở về đâu công tác?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Tây Nguyên

Năm 1962 ông trở về Nam vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Địa danh nào dưới đây là quê Nguyễn Trung Thành?

A. Quảng Nam

B. Quảng Trị

C. Quãng Ngãi

D. Quảng Bình

Nguyễn Trung Thành sinh ra tại Quảng Nam

Chọn đáp án : A

Câu 9 : Bút danh của Nguyễn Trung Thành là:

A. Tô Hoài

B. Nguyên Ngọc

C. Nguyên Hồng

D. Nguyên Diệm

Nguyễn Trung Thành có bút danh là Nguyên Ngọc

Chọn đáp án : B

Câu 10 : Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến:

A. Chống Pháp

B. Chống Mỹ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chọn đáp án : C

B. Tìm hiểu chung về Rừng xà nu

Câu 1 : Truyện ngắn Rừng xà nu mang đậm khuynh hướng:

A. Lãng mạn

B. Hiện thực phê phán

C. Khuynh hướng sử thi

D. Tất cả các đáp án trên

Truyện ngắn Rừng xà nu mang đậm khuynh hướng sử thi hùng tráng.

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu mang vẻ đẹp tiêu biểu cho:

A. Vẻ đẹp, phẩm chất con người Tây Nguyên

B. Vẻ đẹp, phẩm chất anh hùng thời đại

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại: Tnú, Dít, Heng,...

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Truyện ngắn Rừng xà nu mang kết cấu vòng tròn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Kết cấu vòng tròn: mở đầu, kết thúc là hình ảnh rừng xà nu.

Chọn đáp án : A

Câu 4 : Nội dung chính của đoạn sau là:

“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối…Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.

A. Hình ảnh rừng xà nu

B. Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng

C. Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

D. Tất cả các đáp án trên

Nội dung chính: Hình ảnh rừng xà nu

Chọn đáp án : A

Câu 5 : Nội dung chính của đoạn sau:

“Ba năm đi lực lượng bữa nay Tnú mới có dịp về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn…Cụ Mết dẫn Tnú ra máng nước đầu làng. Dù đã rửa ở suối rồi, nhưng Tnú vẫn xúc động để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người như ngày trước”.

A. Hình ảnh rừng xà nu

B. Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng

C. Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

D. Tất cả các đáp án trên

Nội dung chính: Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng.

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Nội dung chính của đoạn sau:

“Bữa cơm tối ở nhà cụ Mết, ngoài món canh tàu môn bạc hà nấu lạt trong ống nứa, còn có thêm mấy con cá chua…Ba người ở đấy đứng nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng thấy gì khác ngoài những rững xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.

A. Hình ảnh rừng xà nu

B. Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng

C. Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

D. Tất cả các đáp án trên

Nội dung chính: Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

Chọn đáp án : C

Câu 7 : Giá trị nội dung của truyện ngắn Rừng xà nu:

A. Đây là chuyện của một đời người được kể trong một đêm

B. Chuyện về những con người ở một bản làng Tây Nguyên, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận

C. Phải đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Giá trị nội dung: Đây là chuyện của một đời người được kể trong một đêm. Đồng thời đó cũng là chuyện về những con người ở một bản làng Tây Nguyên, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận. Qua đó, tác giả đặt vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của nhân dân và đất nước mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

Chọn đáp án : D

Câu 8 : Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1965

B. 1966

C. 1967

D. 1968

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965

Chọn đáp án : A

Câu 9 : Truyện ngắn Rừng xà nu in trong tập:

A. Rẻo cao

B. Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc

C. Đất nước đứng lên

D. Đất Quảng

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965 và in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

Chọn đáp án : B

Câu 10 : Truyền Rừng xà nu được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Pháp cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh bùng. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Truyện được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Mỹ cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh hùng.

Chọn đáp án : B

C. Phân tích tác phẩm Rừng xà nu

Câu 1 : Đáp án nào không đúng về vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ Tnú?

A. Gan góc, thông minh

B. Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng

C. Nhân hậu, hiền lành, chất phác

D. Tính kỉ luật cao

Tnú là một người chiến sĩ:

+ Gan góc, thông minh

+ Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng

+ Tính kỉ luật cao

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Chi tiết sau mang ý nghĩa gì?

“Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục”

A. Tính kỉ luật cao của người chiến sĩ

B. Sự gan góc, dũng cảm, tinh thần tuyệt đối trung thành với cách mạng

C. Tình yêu quê hương sâu sắc

D. Tất cả các đáp án trên

Khi Tnú bị giặc đốt mười đầu ngón tay, Tnú không thèm kêu van, không khai ra, bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, dũng cảm, trung thành với cách mạng.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?

“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”.

A. Bé Heng

B. Mai

C. Dít

D. Con của Mai

Miêu tả nhân vật Dít trong khi đi đem gạo ra rừng cho cụ Mết thì bị giặc bắt.

⇒ Dít là người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?

A. Râu dài đến ngực vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ngược, vết sẹo ở má sáng bóng.

B. Bị giặc đốt mười đầu ngón tay

C. Cả hai đáp án trên.

Ngoại hình: râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn.

Chọn đáp án : A

Câu 5 : Cụ Mết là hình ảnh biểu tượng cho:

A. Biểu tượng của thế hệ anh hùng đi trước

B. Biểu tượng cho vẻ đẹp con người Tây Nguyên

C. Cả hai đáp án trên.

Cụ Mết như một cây xà nu cổ thụ, luôn yêu thương và hết mực che chở cho dân làng. Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên – quả quyết, gan dạ, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Nhân vật Tnú xuất hiện qua lời kể của ai?

A. Anh Quyết

B. Dít

C. Bé Heng

D. Cụ Mết

Tnú xuất hiện qua lời kể của cụ Mết

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Nhân vật Tnú được Nguyễn Trung Thành khắc họa với vẻ đẹp:

A. Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng

B. Vẻ đẹp của người chồng, người cha hết lòng yêu thương vợ con

C. Vẻ đẹp tình nghĩa, gắn bó của người con làng Xô Man

D. Tất cả các đáp án trên

- Vẻ đẹp của Tnú:

+ Tnú là một người chiến sĩ cách mạng

+ Tnú là người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ, con: khi chúng kiến cảnh mẹ con Mai bị tra tấn “con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”, “Tnú nhảy xổ ra”

+ Tnú là người con của buôn làng Xô Man, luôn gắn bó và đầy tình nghĩa với dân làng: xin về thăm làng một đêm, để nước suối của làng giội lên người

Chọn đáp án : D

Câu 8 : Hình tượng nào xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm Rừng xà nu?

A. Hình tượng cây xà nu

B. Hình tượng con suối

C. Hình tượng thác nước

D. Người dân làng Xô Man

Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm

Chọn đáp án : A

Câu 9 : Chi tiết sau có ý nghĩa như thế nào?

“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương, có những cây bị chặt đứt đổ ào ào như trận bão, vết thương không lành được loét mãi ra năm mười hôm thì cây chết,…”.

A. Sự tàn phá khốc liệt, dữ dội của chiến tranh đối với rừng xà nu

B. Biểu tượng cho sự mất mát của người dân làng Xô Man

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Ý nghĩa: Thể hiện sự tàn phá khốc liệt, dữ dội của chiến tranh. Cây xà nu cũng như một sinh thể, chịu sự tàn phá dữ dội, cũng như bao người dân làng Xô Man bị giặc giết hại, chịu nhiều đau thương.

Chọn đáp án : C

Câu 10 : Chi tiết sau mang ý nghĩa như thế nào?

“Cạnh cây xà nu mới gục ngã đã có 4,5 cây con mọc lên”, “cây mẹ ngã đã có cây con mọc lên”, “nó vẫn sống đấy (…) Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

A. Hình ảnh biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ và sự nối tiếp của các thế hệ con người Tây Nguyên

B. Hình ảnh biểu tượng cho sự mất mát, hi sinh

C. Hình ảnh biểu tượng cho sự khốc liệt của chiến tranh

D. Tất cả các đáp án trên

Ý nghĩa: Hình ảnh biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ và sự nối tiếp của các thế hệ con người Tây Nguyên

Chọn đáp án : A

Bài viết liên quan

603
  Tải tài liệu