Top 50 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học (có đáp án)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học có đáp án, chọn lọc mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 12.

703
  Tải tài liệu

Top 50 câu trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ khoa học có đáp án

Câu 1 : Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng nào?

A. Tính khái quát, trừu tượng.

B. Tính lí trí, logic.

C. Tính khách quan, phi cá thể.

D. Cả 3 đều đúng.

- Phong cách ngôn ngữ khoa học có 3 đặc trưng sau:

+ Tính khái quát và trừu tượng: thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

+ Tính lí trí, logic: ở nội dung khoa học, ở cả phương diện ngôn ngữ, văn bản khoa học phải đảm bảo tính lí trí, logic.

+ Tính khách quan, phi cá thể.

Chọn đáp án : D

Câu 2 : “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

A. Phong cách ngôn ngữ chính luận

B. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học.

D. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

⇒ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ về tính khái quát, trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

A. Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

B. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Tính khái quát và trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học:

+ Thể hiện ở nội dung khoa học và thuộc ngữ khoa học.

+ Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Một bài báo cáo khoa học thuộc loại văn bản khoa học nào?

A. Văn bản khoa học chuyên sâu.

B. Văn bản khoa học giáo khoa.

C. Văn bản khoa học phổ cập.

D. Văn bản văn học.

Một bài báo cáo thuộc loại văn bản khoa học chuyên sâu. Thường mang tính khoa học chuyên ngành cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học.

Chọn đáp án : A

Câu 5 : Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

A. Nghệ thuật.

B. Khoa học.

C. Văn học.

D. Chính luận.

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Luận văn, luận án, chuyên án, chuyên luận, tiểu luận, báo cáo khoa học…thuộc văn bản khoa học nào?

A. Không thuộc văn bản khoa học nào.

B. Văn bản khoa học phổ cập.

C. Văn bản khoa học chuyên sâu.

D. Văn bản khoa học giáo khoa.

Luận văn, luận án, chuyên án, tiểu luận, báo cáo khoa học,... thuộc văn bản khoa học chuyên sâu.

Chọn đáp án : C

Câu 7: Văn bản khoa học gồm mấy loại chính?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo dục, văn bản khoa học phổ cập.

Chọn đáp án : B

Câu 8: Loại văn bản nào không thuộc vào văn bản khoa học?

A. Văn bản chuyên sâu.

B. Văn bản khoa học phổ cập.

C. Văn bản văn học.

D. Văn bản khoa học giáo khoa.

Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo dục, văn bản khoa học phổ cập.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

A. Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

B. Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

C. Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

D. Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Mục đích của văn bản khoa học phổ cập là nhằm phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản cho đông đảo bạn đọc.

Chọn đáp án : A

Bài viết liên quan

703
  Tải tài liệu