Top 50 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả (có đáp án)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 Bài: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả có đáp án, chọn lọc mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 12.
Top 50 câu trắc nghiệm bài Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả có đáp án
A. Vài nét về nhà thơ Tố Hữu
Câu 1 : Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
B. Sau khi hiệp định Pa-ri được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lích sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
C. Trong những năm tháng chiến đấu ở Việt Bắc năm 1954.
D. Khi tác giả Tố Hữu rời Việt chuyển sang đơn vị khác công tác mới
Hoàn cảnh sáng tác:
Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:
A. Nằm trong phần đầu của tác phẩm ( kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
B. Nằm trong phần đầu của tác phẩm ( gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc)
C. Nằm trong giữa tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
D. Nằm trong phần cuối tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
Vị trí đoạn trích: Nằm trong phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
Chọn đáp án : A
Câu 3 : Nôí cột A với cột B sao cho thích hợp:
A. “Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
.........
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
B. “Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
........
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
1. Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi.
2. Lời của người ra đi
Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa : Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi.
- Phần 2: Tiếp theo đến Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào : Lời của người ra đi
Câu 4 : Gía trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:
A. Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa
B. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về ngưới lính ở Việt Bắc
C. Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả
D. Tất cả các đáp án trên
Giá trị nội dung:
Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả.
Chọn đáp án : C
Câu 5 : Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn
B. Lục bát
C. Thất ngôn bát cú
D. Song thất lục bát
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết.
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:
A. Đồng dao
B. Câu đối
C. Vè
D. Ca dao dân ca
Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca (nhưng qua lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài chính là lời độc thoại của tâm trạng)
Chọn đáp án : D
Câu 7 : Đánh giá sau đây về nhà thơ Tố Hữu đúng hay sai? “Con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng”.
A. Đúng
B. Sai
- Đây là ý kiến đúng.
- Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam: điều này được thể hiện rõ qua 7 tập thơ trong cuộc đời sáng tác của Tố Hữu.
Chọn đáp án : A
B. Tìm hiểu chung về bài thơ Việt bắc
Câu 8 : Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?
A. Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
B. Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
C. Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa.
D. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
- Từ ấy (1937 - 1946)
- Việt Bắc (1946 - 1954)
- Gió lộng (1955 - 1961)
- Ra trận (1962 - 1971)
- Máu và hoa (1971 - 1977)
Chọn đáp án : D
Câu 9 : Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?
A. Tính triết lý, suy tưởng.
B. Trữ tình chính trị.
C. Khuynh hướng sử thi.
D. Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành
- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.
+ Hồn thơ ông luôn hướng tới cái “Ta” chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Thơ ông không đi sâu vào cuộc sống, tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, phổ biến, tiêu biểu của con người cách mạng
-Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
+Thơ thường thể hiện những sự kiện chính trị lớn của đất nước, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân; cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử – dân tộc và vấn đề vận mệnh cộng đồng
- Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm chân thành.
Chọn đáp án : A
Câu 10 : Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu?
A. Đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu
B. Đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ của Tố Hữu
C. Bộc lộ niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai
D. Là khúc anh hùng ca về Miền Nam trong kháng chiến
Nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu: Đánh dấu chặng đường 10 năm đầu thơ Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng, gắn với 10 năm nhiều biến cố của lịch sử dân tộc.
Chọn đáp án : B
Câu 11 : Quê hương của nhà thơ Tố Hữu ở:
A. Hà Tĩnh
B. Quảng Bình
C. Thừa Thiên-Huế
D. Nghệ An
Tố Hữu quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Chọn đáp án : C
Câu 12 : Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình nông dân
B. Gia đình sĩ phu yêu nước
C. Gia đình công chức
D. Gia đình Nho học
Tố Hữu sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học ở Huế
Chọn đáp án : D
Câu 13 : Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
A. Sử dụng thể thơ dân tộc
B. Sử dụng cách nói của dân gian
C. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng
D. Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta
Phong cách thơ Tố Hữu về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn
+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân
+ Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta
Chọn đáp án : C
Câu 14 : Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?
A. Ta – ta
B. Mình – ta
C. Anh – em
D. Mình – mình
Tố Hữu sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta là là cặp từ xưng hô quen thuộc trong những câu ca dao, dân ca, mang sắc điệu trữ tình, đằm thắm, mặn nồng của tình cảm mà những đôi lứa yêu nhau dành cho nhau.
Chọn đáp án : B
Câu 15 : Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:
A. Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi
B. Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc
C. Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt
D. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi
Gía trị nghệ thuật:
- Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi
- Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc
- Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt
Chọn đáp án : D
Bài viết liên quan
- Top 50 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Tây tiến (có đáp án)
- Top 50 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (có đáp án)
- Top 50 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Luật thơ (có đáp án)
- Top 50 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm (có đáp án)
- Top 50 câu tắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm (có đáp án)