Top 35 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Dọn về làng (có đáp án)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 Bài: Dọn về làng có đáp án, chọn lọc mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 12.

576
  Tải tài liệu

Top 35 câu trắc nghiệm bài Dọn về làng có đáp án

A. Vài nét về tác giả Nông Quốc Chấn

Câu 1 : Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật của tác giả Nông Quốc Chấn?

A. Cảm xúc chân thành, chất phác

B. Lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên.

C. Thơ giàu hình ảnh

D. Đậm chất trữ tình chính trị

Phong cách nghệ thuật:

Thơ ông mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.

Chọn đáp án : D

Câu 2: Nội dung dưới đây về tác giả Nông Quốc Chấn đúng hay sai?

“Nông Quốc Chấn là một trong những gương mặt văn hóa tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức các dân tộc thiểu số trưởng thành trong đấu tranh cách mạng và chiến tranh vệ quốc. Đóng góp nổi bật của ông trong lĩnh vực sáng tác là văn xuôi”

A. Đúng

B. Sai

- Đóng góp nổi trội của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Một vài tập thơ tiêu biểu như: Tiếng ca người Việt Bắc (1959); Đèo gió (1968); Suối và biển (1984)…

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Tên một tác giả người dân tộc Tày em đã được học ở chương trình Ngữ Văn 9?

A. Viễn Phương

B. Chế Lan Viên

C. Y Phương

D. Thế Lữ

Y Phương là một nhà văn Việt Nam, người dân tộc Tày, có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tam hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Nông Quốc Chấn tham gia cách mạng từ sau Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

- Nông Quốc Chấn tham gia cách mạng từ trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Tích vào những tác phẩm không phải của tác giả Nông Quốc Chấn:

A. Việt Bắc đánh giặc

B. Tiếng ca người Việt Bắc

C. Việt Bắc

D. Đèo gió

E. Gió lộng

F. Suối và biển

Tập thơ Việt Bắc và Gió lộng là của tác giả Tố Hữu.

Câu 6 : Nhà thơ Nông Quốc Chấn là người dân tộc nào?

A. Dao

B. Thái

C. Tày

D. Nùng

Nông Quốc Chấn (18 tháng 11 năm 1923 – 4 tháng 2 năm 2002) là một nhà văn người dân tộc Tày, Việt Nam. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên "mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca”. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số.

Chọn đáp án : C

Câu 7 : Địa danh nào dưới đây là quê hương của tác giả Nông Quốc Chấn?

A. Xã Châu Khê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn

B. Xã Phong Hòa , huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

C. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

D. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây

Nông Quốc Chấn quê ở xã Châu Khê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn

Chọn đáp án : A

Câu 8 : Nhà thơ Nông Quốc Chấn không giữ chức vụ nào sau đây?

A. Chủ tịch Hội Văn nghệ khu Việt Bắc.

B. Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

C. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

D. Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin.

Những vị trí và chức vụ ông đã từng làm:

+ Đại biểu Quốc hội

+ Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc

+ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn

+ Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc

+ Thứ trưởng Bộ Văn hóa

+ Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội

+ Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du

+ Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc

+ Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

+ Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

+ Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận

Chọn đáp án : C

B. Tìm hiểu chung về tác phẩm Dọn về làng

Câu 9 : Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

A. “Mẹ! Cao- Lạng hoàn toàn giải phóng

......

Băm xương thịt mày, tao mới hả!”

B. “Hôm nay Cao-Bắc-Lạng cười vang

........

Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ”

1. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp

2. Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng

Phần 1: Từ đầu đến “Băm xương thịt mày, tao mới hả!

⇒ Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp

Phần 2: Còn lại

⇒ Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng

Câu 10 : Giá trị nội dung của bài thơ “Dọn về làng” là:

A. Miêu tả chân thực nỗi đau khổ của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp

B. Tố cáo tội ác, sự tàn bạo dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Giá trị nội dung:

- Miêu tả chân thực nỗi đau khổ của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp

- Tố cáo tội ác, sự tàn bạo dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta

Chọn đáp án : C

Câu 11 : Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Dọn về làng?

A. Kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian

B. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

C. Giọng thơ giàu cảm xúc

D. Sử dụng thành công, sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật

E. Bút pháp lãng mạn

Giá trị nghệ thuật:

- Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

- Giọng thơ giàu cảm xúc

- Sử dụng thành công, sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật

Câu 12 : Thể thơ của bài thơ “Dọn về làng” là:

A. Thơ 5 chữ

B. Thơ 6 chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Thể thơ tự do.

Chọn đáp án : D

Câu 13 : Bài thơ “Dọn về làng” ra trong hoàn nào?

A. Viết vào mùa đông năm 1950 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

B. Viết vào mùa đông năm 1951 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

C. Viết vào mùa đông năm 1952 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

D. Viết vào mùa đông năm 1953 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

Hoàn cảnh ra đời: Viết vào mùa đông năm 1950 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

Chọn đáp án : A

Câu 14 : Chọn đáp án đúng:

A. Bài thơ Dọn về làng viết bằng tiết Việt sau đó được tác giả Nông Quốc Chấn dịch ra tiếng Tày

B. Bài thơ Dọn về làng viết bằng tiết Tày sau đó được tác giả Nông Quốc Chấn dịch ra tiếng Việt

C. Bài thơ Dọn về làng viết bằng tiếng Tày sau đó được tác giả Y Phương dịch ra tiếng Việt

D. Bài thơ Dọn về làng viết bằng tiếng Việt sau đó được tác giả Y Phương dịch ra tiếng Tày

Nông Quốc Chấn viết Dọn về làng bằng tiếng Tày và tự dịch ra tiếng Việt.

Chọn đáp án : B

Câu 15 : Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ “Dọn về làng” được trao giải Nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc – lin, sau đó được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu”

A. Đúng

B. Sai

- Bài thơ “Dọn về làng” được trao giải Nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc – lin, sau đó được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu.

Chọn đáp án : A

C. Phân tích tác phẩm Dọn về làng

Câu 16 : Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?

“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn

Người đông như kiến, súng đầy như củi”

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Hình ảnh so sánh “Người như kiến, súng như củi”.

⇒ Hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi. Cách nói của đồng bào dân tộc.

Chọn đáp án : B

Câu 17: Các từ ngữ “hàng đàn, quên tết tháng giêng quên rằm tháng bảy, mày tao”, là những từ ngữ:

A. Mộc mạc, chân thực

B. Tinh tế

C. Táo bạo

D. Đáp án A và B

Từ ngữ “hàng đàn, quên tết tháng giêng quên rằm tháng bảy, mày tao” là những từ ngữ mộc mạc, chân thực. Cách diễn tả nỗi đau cũng như niềm vui sướng của tác giả sinh động, giàu hình ảnh mà rất cụ thể, thuần phác, hồn hậu như chính tâm hồn của người dân miền núi.

Chọn đáp án : A

Câu 18 : Qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tác giả thể hiện thái độ như thế nào?

A. Khắc sâu mối thù với quân xâm lược

B. Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù

C. Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình

D. Tất cả các đáp án trên

Thái độ của tác giả qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

- Khắc sâu mối thù với quân xâm lược

- Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù.

- Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình.

Chọn đáp án : D

Câu 19 : Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được thể hiện qua những hình ảnh nào?

A. Cười vang

B. Tháo khăn phủ mặt cho chồng

C. Người xuống làng

D. Ô tô kêu vang đường cái

E. Vai đeo đầy tay nải

F. Ríu rít tiếng cười trẻ con

Hình ảnh, từ ngữ thể hiện niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng: cười vang, xuống làng, ô tô kêu vang đường cái, ríu rít tiền trẻ con cười,..

⇒ Dày đặc những động từ diễn tả cảm xúc mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.

Câu 20 :

“Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng

Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ”

Hai câu thơ trên là lời kêu gọi thể hiện niềm vui, lời hứa hẹn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

- Hai câu thơ là lời kêu gọi thể hiện niềm vui, lời hứa hẹn của tác giả.

Chọn đáp án : A

Câu 21 : Hình tượng người mẹ trong bài thơ “Dọn về làng” là ai?

A. Người mẹ thân yêu trong tâm thức của tác giả

B. Người mẹ quê hương

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Hình tượng người mẹ gợi nhiều suy ngẫm

- Người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả

- Hoặc người mẹ quê hương trong ý nghĩa tự thân của tác phẩm

Chọn đáp án : C

Câu 22 : Chọn đáp án đúng:

A. Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

B. Với ngôn ngữ thơ hào hùng, giọng thơ bi tráng, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

C. Với ngôn ngữ thơ lãng mạn, giọng điệu tâm tình, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

D. Với giọng thơ trữ tình – chính luận sâu sắc, thiết tha, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

Chọn đáp án : A

Câu 23 : Câu thơ nào dưới đây thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân khi thực dân Pháp đến?

A. “Mẹ!Cao-Lạng hoàn toàn giải phóng/Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn”

B. “Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy/ Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”

C. “Vệ quốc quân chiếm lại cái đồn/ Người đông như kiến, súng đầy như củi”

D. “Cơn gió bão trên rừng cây đổ/ Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa”

E. Sáng mai về làng, sửa nhà nhà phát cỏ/ Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai”

Những câu thơ thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân khi thực dân Pháp đến:

“Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy

Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”

“Cơn gió bão trên rừng cây đổ

Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa

Đường đi lại vắt bám đầy chân”

⇒ Cuộc sống của nhân dân bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.

Câu 24 : Những câu nào dưới đây tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp?

A. “Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng

Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi”

B. “Nó vét hết áo quần trong túi

Mẹ địu em chạy tót lên rừng”

C. “Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh

Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây”

D. “Cha ngã xuống nằm trên mặt đất

Cha ơi! Cha không biết nói rồi”

E. Tất cả các đáp án trên

Những câu thơ tố cáo tội cáo tội ác của giặc:

- “Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng

Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi”

- “Nó vét hết áo quần trong túi

Mẹ địu em chạy tót lên rừng”

- “Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh

Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây”

- “Cha ngã xuống nằm trên mặt đất

Cha ơi! Cha không biết nói rồi”

⇒ Tố cáo tội ác chồng chất của thực dân Pháp

Bài viết liên quan

576
  Tải tài liệu