Top 50 câu trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (có đáp án)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 Bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ có đáp án, chọn lọc mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 12.

570
  Tải tài liệu

Top 50 câu trắc nghiệm bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ có đáp án

Câu 1 : Sắp xếp các bước sau theo một trình tự hợp lí của dàn ý bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

A. Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

B. Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

C. Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

D. Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

- Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

- Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

Câu 2 : Đề bài dưới đây thuộc dạng bài phân tích nào?

“Phân tích hình ảnh người lính trong tác phẩm “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu”

A. Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

B. Dạng bài phân tích một đoạn thơ

C. Dạng bài phân tích môt hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

D. Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Đề bài trên thuộc dạng phân tích môt hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Đề bài sau thuộc dạng bài phân tích nào?

“Phân tích hình ảnh sóng trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh để thấy được những cung bậc cảm xúc trong tình yêu”

A. Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

B. Dạng bài phân tích một đoạn thơ

C. Dạng bài phân tích môt hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

D. Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Đề bài trên thuộc dạng bài phân tích hình ảnh trong một đoạn thơ, bài thơ.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Hai ngữ liệu được chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi thuộc dạng bài nào?

A. Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

B. Dạng bài phân tích một đoạn thơ

C. Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

D. Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Hai ngữ liệu được lựa chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi thuộc dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Chọn đáp án : D

Câu 5 : Hình ảnh được lựa chọn giàu ý nghĩa và giá trị nội dung thuộc dạng bài phân tích nào?

A. Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

B. Dạng bài phân tích một đoạn thơ

C. Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

D. Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Hình ảnh được lựa chọn giàu ý nghĩa và giá trị nội dung thuộc dạng bài phân tích một hình ảnh trong bài thơ, đoạn thơ

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Mở bài của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ chúng ta cần:

A. Giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả, tác phẩm

B. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

C. Trích dẫn

D. Tất cả các đáp án trên

Mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là:

A. Là quá trình kếp hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí của đoạn thơ, bài thơ

B. Là bàn bạc về hiện tượng đang diễn ra trong đời sống thực tế

C. Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy

D. Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về dung lượng và thể loại của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Người ra đề thường lựa chọn những vấn đề hoặc khía cạnh nổi bật của bài thơ thuộc dạng bài phân tích nào?

A. Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

B. Dạng bài phân tích một đoạn thơ

C. Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

D. Dạng bài so sánh giữa hai đạon thơ, bài thơ

Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ: Người ra đề thường lựa chọn những vấn đề hoặc khía cạnh nổi bật của bài thơ

Chọn đáp án : A

Câu 9 : Người ra đề thường chọn đoạn thơ đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ thuộc dạng bài phân tích nào?

A. Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

B. Dạng bài phân tích một đoạn thơ

C. Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

D. Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Dạng bài phân tích một đoạn thơ: Người ra đề thường chọn đoạn thơ đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ

Chọn đáp án : B

Bài viết liên quan

570
  Tải tài liệu