Cho các chất sau: C2H6, H2O, NH3, PF3, C2H5OH

Lời giải Bài 13.10 trang 35 SBT Hóa học 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.

477


Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 13. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Bài 13.10 trang 35 SBT Hóa học 10: Cho các chất sau: C2H6, H2O, NH3, PF3, C2H5OH

Số chất tạo được liên kết hydrogen là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Các chất tạo được liên kết hydrogen là: H2O, NH3, C2H5OH

- Phân tử nước có hai nguyên tử H liên kết với nguyên tử O (có độ âm điện lớn) nên mỗi nguyên tử H trong phân tử nước này có thể tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong phân tử nước khác. Bên cạnh đó, nguyên tử O còn 2 cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo 2 liên kết hydrogen với nguyên tử H trong 2 phân tử nước khác.

 

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals  (ảnh 1)

- Nguyên tử N có độ âm điện lớn làm cho liên kết N-H phân cực mạnh, trong phân tử NH3 nguyên tử N còn cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử NH3 với nhau.

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals  (ảnh 1)

- Nguyên tử H gắn với nguyên tử O có độ âm điện cao nên H đó linh động, có thể tham gia tạo liên kết với O trong phân tử C2H5OH khác.

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals  (ảnh 1)

- C có độ âm điện nhỏ nên liên kết C-H phân cực yếu, nguyên tử C không còn cặp electron chưa liên kết nên không có khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử CH4 với nhau

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals  (ảnh 1)

- PF3 không tạo được liên kết hydrogen vì không có nguyên tử H linh động.

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals  (ảnh 1)

Bài viết liên quan

477