Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 83 Chân trời sáng tạo

Với giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 83 trong Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 10 trang 83.

226


Giải Sách bài tập Sinh học 10 trang 83 Chân trời sáng tạo

Bài 27.4 trang 83 sách bài tập Sinh học 10: Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì?

A. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại.

B. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH thấp làm đông tụ sữa.

C. Để thủy phân k-casein trong sữa và làm cho sữa đông lại.

D. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong sản xuất phomat có sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis và enzyme rennin. Trong đó, vi khuẩn lactic lên men đường lactose tạo acid làm đông tụ sữa, enzyme rennin thủy phân k-cazein trong sữa làm cho protein đông vón.

Bài 27.5 trang 83 sách bài tập Sinh học 10: Để tăng lượng vi sinh vật có lợi trong đất trồng, người dân nên bón các loại phân nào sau đây?

(1) Phân chuồng;

(2) Phân xanh (từ thực vật);

(3) Phân đạm;

(4) Phân lân;

(5) Phân vi sinh;

(6) Phân kali;

A. (1), (2), (4).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (5).

D. (2), (3), (6).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Để tăng lượng vi sinh vật có lợi trong đất trồng, người dân nên bón các loại phân là:

(1) Phân chuồng; (2) Phân xanh (từ thực vật); (5) Phân vi sinh. Vì bản chất những loại phân này đã chứa một số lượng lớn vi sinh vật có lợi.

Bài 27.6 trang 83 sách bài tập Sinh học 10: Để tăng lượng đạm cho đất, người dân nên trồng các loại cây nào sau đây?

(1) Đậu xanh;

(2) Lạc (đậu phộng);

(3) Điên điển;

(4) Cỏ lào;

(5) Bèo Nhật Bản;

(6)  Phi lao;

(7) Vòng nem;

(8) Cây so đũa.

A. (1), (2), (4), (5), (6), (8).

B. (1), (2), (3), (5), (7), (8).

C. (1), (2), (3), (5), (6), (7).

D. (1), (2), (3), (6), (7), (8).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Để tăng lượng đạm cho đất, người dân nên trồng các loại cây có khả năng cố định nitrogen trong không khí thông qua việc cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm như:

(1) Đậu xanh;

(2) Lạc (đậu phộng);

(3) Điên điển;

(6)  Phi lao;

(7) Vòng nem;

(8) Cây so đũa.

Bài 27.7 trang 83 sách bài tập Sinh học 10: Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là gì?

A. Phân hủy cellulose trong thức ăn thành đường.

B. Tăng hàm lượng protein, lipid cho thức ăn.

C. Lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.

D. Tăng hệ vi sinh vật kháng khuẩn cho vật nuôi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là lên men lactic để duy trì lượng dinh dưỡng có trong thức ăn trong thời gian dài (kéo dài thời gian bảo quản thức ăn). Phương pháp này có thể giúp dự trữ thức ăn để có thể sử dụng được vào những thời điểm khan hiếm như vụ đông xuân.

Bài 27.8 trang 83 sách bài tập Sinh học 10: Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò gì trong sản xuất tương?

A. Tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.

B. Lên men tạo vị chua cho tương.

C. Tạo độ pH thấp làm tương không bị thối.

D. Làm cho tương có màu vàng như màu của nấm mốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình làm tương, mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.

Bài 27.9 trang 83 sách bài tập Sinh học 10: Chế phẩm Bacillus thuringiensis diệt côn trùng gây hại bằng cách nào?

A. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis kí sinh và làm chết côn trùng.

B. Các chất độc do vi khuẩn Bacillus thuringiensis tạo ra có khả năng diệt côn trùng.

C. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis ức chế quá trình sinh sản của côn trùng.

D. Các enzyme do vi khuẩn Bacillus thuringiensis tạo ra có khả năng phá vỡ màng tế bào của côn trùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng tổng hợp nên các độc tố như Cry, Cyt có khả năng diệt côn trùng. Những độc tố này đặc biệt cao đối với côn trùng mục tiêu của chúng, vô hại đối với con người, động vật có xương sống, thực vật và hoàn toàn có thể phân hủy sinh học. Do đó, Bacillus thuringiensis là một lựa chọn khả thi để kiểm soát côn trùng gây hại trong nông nghiệp.

Bài viết liên quan

226