Làm thí nghiệm trồng 10 hạt đỗ vào 10 chậu đất như mô tả ở phần I. Trong thí nghiệm này, em đã sử dụng các kĩ năng tiến trình như thế nào
Lời giải Vận dụng 1 trang 7 KHTN lớp 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Tập 1.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên
Vận dụng 1 trang 7 KHTN lớp 7: Làm thí nghiệm trồng 10 hạt đỗ vào 10 chậu đất như mô tả ở phần I.
Trong thí nghiệm này, em đã sử dụng các kĩ năng tiến trình như thế nào?
Trả lời:
Các kĩ năng tiến trình được sử dụng trong bước làm thí nghiệm trồng 10 hạt đỗ vào 10 chậu đất:
- Kĩ năng đo: Đo lượng đất, lượng nước tưới, … trong mỗi chậu.
- Kĩ năng phân loại: Sắp xếp các hạt đỗ vào chậu, phân chia thành 2 nhóm (5 chậu để nơi có ánh sáng, 5 chậu để nơi không có ánh sáng)
- Kĩ năng quan sát: Quan sát sự nảy mầm, phát triển của các hạt mỗi ngày, …
- Kĩ năng liên hệ và dự đoán: Liên hệ sự biểu hiện sinh trưởng giống nhau của các cây trong mỗi nhóm và sự biểu hiện sinh trưởng khác nhau của hai nhóm để đưa ra dự đoán ánh sáng có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.
Mở đầu trang 4 Bài mở đầu KHTN lớp 7: Khi nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loại cây chẳng hạt như cây đỗ (đậu) phát tán hạt của chúng vào không khí, hạt rơi xuống đất và nảy mầm
Luyện tập 1 trang 6 KHTN lớp 7: Em hãy viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên (được trình bày ở trên)
Luyện tập 2 trang 6 KHTN lớp 7: a) Thí nghiệm này thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh? b) Thảo luận với bạn để đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này
Câu hỏi 1 trang 7 KHTN lớp 7: Em đã dùng các kĩ năng nào ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: