Khi nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loại cây chẳng hạt như cây đỗ

Lời giải Mở đầu trang 4 Bài mở đầu KHTN lớp 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Tập 1.

235


Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

Mở đầu trang 4 Bài mở đầu KHTN lớp 7: Khi nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loại cây chẳng hạt như cây đỗ (đậu) phát tán hạt của chúng vào không khí, hạt rơi xuống đất và nảy mầm thành cây con. Ở mặt đất, các hạt đỗ có thể nằm nghiêng, nằm ngang hoặc nằm ngửa (hình 1). Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó không?

Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần thực hiện một số hoạt động khoa học theo một tiến trình được gọi là tiến trình tìm hiểu tự nhiên. Vậy tiến trình này được thực hiện như thế nào?

Nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loại cây

Trả lời:

Tiến trình tìm hiểu khoa học tự nhiên:

- Bước 1. Quan sát, đặt câu hỏi: Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu.

- Bước 2. Xây dựng giả thuyết: Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1.

- Bước 3. Kiểm tra giả thuyết:

+ Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.

+ Ở bước này, em phải chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; lập phương án thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập.

- Bước 4. Phân tích kết quả:

+ Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ,...

+ Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ.

- Bước 5. Viết, trình bày báo cáo: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu tự nhiên.

Bài viết liên quan

235