Em đã dùng các kĩ năng nào ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I

Lời giải Câu hỏi 1 trang 7 KHTN lớp 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Tập 1.

350


Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

Câu hỏi 1 trang 7 KHTN lớp 7: Em đã dùng các kĩ năng nào ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I.

Trả lời:

Các kĩ năng đã được sử dụng ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I:

Các bước 

tiến trình

Kĩ năng đã sử dụng

Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

- Kĩ năng quan sát: Bằng quan sát thấy được kiểu nằm của các hạt trên mặt đất là khác nhau.

- Kĩ năng phân loại: Phân loại kiểu nằm của hạt thành các nhóm là nằm nghiêng, nằm ngang, nằm ngửa.

- Kĩ năng liên hệ: Liên hệ với hiểu biết của mình để đặt câu hỏi “Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt hay không?”.

Bước 2: Xây dựng giả thuyết

- Kĩ năng liên hệ và kĩ năng dự đoán: Từ suy nghĩ “Khi hạt nằm ngửa, tức là nơi mà rễ mọc ra ở thân hạt bị quay lên trên, không tiếp xúc được với đất” để đưa ra dự đoán “các hạt nằm ngửa không nảy mầm được”.

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

- Kĩ năng đo: Đo kích thước khay, lượng đất, lượng nước tưới,…

- Kĩ năng phân loại: Sắp xếp các hạt đỗ vào mỗi khay theo các kiểu nằm khác nhau,…

- Kĩ năng quan sát: Quan sát sự nảy mầm của các hạt mỗi ngày,…

Bước 4: Phân tích kết quả

- Kĩ năng phân loại: Phân nhóm, sắp xếp số hạt nảy mầm tương ứng với 3 cách nằm của hạt để lập bảng kết quả.

- Kĩ năng liên hệ: Từ kết quả về sự nảy mầm của hạt đưa ra kết luận kiểu nằm của hạt không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó.

Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

- Kĩ năng quan sát, đo, phân loại, liên hệ khi viết và trình bày báo cáo.

 

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài viết liên quan

350