Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 19. Mời các bạn đón xem:

692
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Video giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Mở đầu trang 93 Bài 19 KHTN lớp 7:

Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hoa giấy sau một thời gian (khoảng một tháng). Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng đó.

Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra

Trả lời:

Dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hoa giấy khi đưa vào trồng ở trong nhà: Cây hoa giấy là loài cây ưa sáng và phát triển tốt nhất khi trồng ở vị trí đầy đủ ánh nắng mặt trời. Cần đảm bảo cây tắm nắng ít nhất 6 giờ mỗi ngày để phát triển tốt nhất → Do đó, nếu đưa cây vào trong nhà trồng khoảng một tháng, cây có thể không còn tươi tốt (lá chuyển màu vàng), không ra hoa, lụi tàn dần.

Dự đoán những yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng trên:

Phương trình tổng quát của quang hợp:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Từ phương trình tổng quát của quang hợp ta thấy, yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng trên là ánh sáng. Quá trình quang hợp xảy ra cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng, nhu cầu ánh sáng mạnh yếu phụ thuộc vào từng loài cây. Khi cho cây hoa giấy (ưa sáng) vào nhà trồng, năng lượng ánh sáng giảm → Hiệu suất quang hợp giảm → Lượng chất hữu cơ được tạo ra ítnăng lượng hoá học cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây giảm → Cây kém phát triển.

I. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Câu hỏi 1 trang 93 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ những cây ưa ánh sáng mạnh và những cây ưa ánh sáng yếu.

Trả lời:

- Ví dụ về những cây ưa ánh sáng mạnh: cây hoa giấy, cây bàng, cây bưởi, cây cam, cây mít, cây dừa,…

Ví dụ về những cây ưa ánh sáng yếu: cây lá lốt, cây dương xỉ, cây lưỡi hổ, cây trầu không, cây vạn niên thanh,…

Luyện tập 1 trang 93 KHTN lớp 7: Quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu? Vì sao? Quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu?

Trả lời:

- Cây trầu không là cây ưa ánh sáng yếu. Vì cây trầu không mọc và phát triển tốt dưới tán cây khác (nơi các ánh sáng tán xạ); phiến lá rộngmàu xanh thẫm giúp hấp thu được ánh sáng với cường độ yếu.

Cây bạch đàn là cây ưa ánh sáng mạnh. Vì cây bạch đàn mọc và phát triển tốt ở nơi quang đãng (nơi có ánh sáng mạnh); thân vươn cao đón ánh sáng; phiến lá nhỏ để hạn chế hiện tượng ánh sáng quá mạnh có thể khiến lá cây bị “đốt nóng”.

Vận dụng 1 trang 93 KHTN lớp 7: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

Trả lời:

Ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng tăng sẽ làm cường độ quang hợp của một số cây tăng lên → Lượng chất hữu cơ được tạo ra tăng cao dẫn đến tăng năng suất cây trồng.

Câu hỏi 2 trang 94 KHTN lớp 7: Từ kết quả trong bảng 19.1, cho biết ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến quang hợp ở rong đuôi chó như thế nào. Từ kết quả trong bảng 19.1, cho biết ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến quang hợp

Trả lời:

Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng quang hợp của rong đuôi chó: Cường độ ánh sáng tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp của cành rong đuôi chó.

- Cường độ ánh sáng càng mạnh (khi khoảng cách giữa đèn và cành rong càng nhỏ) thì cường độ quang hợp ở rong đuôi chó càng mạnh thể hiện ở lượng bọt khí oxygen sinh ra nhiều.

- Ngược lại, cường độ ánh sáng giảm (khi khoảng cách giữa đèn và cành rong tăng) thì cường độ quang hợp ở rong đuôi chó càng giảm thể hiện ở lượng bọt khí oxygen sinh ra ít dần.

Vận dụng 2 trang 94 KHTN lớp 7: Vì sao nhiều giống cây trồng muốn thu năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ dày đặc vì khi trồng với mật độ quá dày, môi trường không thể cung cấp đầy đủ điều kiện thích hợp để tất cả các cây phát triển bình thường. Khi đó các cây sẽ thiếu nước, ánh sáng, không khí,… → Hiệu quả quang hợp kém, cây chế tạo được ít chất hữu cơ → Năng suất thu được thấp.

Ví dụ: Khi trồng cây ngô với mật độ quá dày, cây sẽ mọc cao vống lên nhưng thân cây còi cọc, lá nhỏ, khó tạo bắp bình thường.

Vận dụng 3 trang 94 KHTN lớp 7: Vì sao nhiều giống cây cảnh trồng ở chậu để trong nhà vẫn xanh tốt? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt vì những loại cây này có cấu tạo thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp với cường độ ánh sáng thấp hoặc áng sáng đèn điện trong nhà → Cây vẫn quang hợp được bình thường đáp ứng nhu cầu về vật chất và năng lượng cho cây sinh trưởng và phát triển → Cây vẫn xanh tốt.

- Ví dụ một số cây trồng trong nhà: lưỡi hổ, các cây họ Lan, cọ cảnh,…

Câu hỏi 3 trang 95 KHTN lớp 7: Đọc thông tin ở bảng 19.2, và cho biết ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ. Đọc thông tin ở bảng 19.2, và cho biết ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp

Trả lời:

nh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ:

- Cây đậu xanh và cây bí đỏ có thể quang hợp được với nồng độ carbon dioxide bình thường của không khí ( 0,03%).

Nồng độ carbon dioxide tăng từ 0,03% đến 0,1% thì cường độ quang hợp của cây đậu xanh và cây bí đỏ đều tăng.

- Nhưng nếu nồng độ carbon dioxide tăng quá cao (cao hơn 0,1%) thì cường độ quang hợp của cây đậu xanh và cây bí đỏ đều giảm.

Câu hỏi 4 trang 95 KHTN lớp 7: So sánh cường độ quang hợp của cây đậu xanh và cây bí đỏ ở cùng một hàm lượng carbon dioxide. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì? So sánh cường độ quang hợp của cây đậu xanh và cây bí đỏ ở cùng một hàm lượng carbon dioxide

Trả lời:

Ở cùng một nồng độ carbon dioxide, cường độ quang hợp của cây bí đỏ cao hơn cây đậu xanh.

Kết luận: Ở cùng một nồng độ carbon dioxide, thì cường độ quang hợp ở mỗi loại cây là khác nhau. Nói cách khác, nồng độ carbon dioxide ảnh hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp của các loài cây.

Câu hỏi 5 trang 95 KHTN lớp 7: Nêu ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của cây xanh

Trả lời:

Nước vừa là môi trường diễn ra các phản ứng quang hợp, là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp và là yếu tố quyết định khả năng trao đổi khí qua khí khổng. Do đó, nước ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh:

- Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường.

Khi cây thiếu nước, cây thiếu nguyên liệu quang hợp đồng thời khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào lá cây giảm dẫn tới quang hợp giảm.

- Nhu cầu nước của các loài cây là khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây.

Luyện tập 2 trang 95 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ cây có nhu cầu nước khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển.

Trả lời:

Ví dụ cây có nhu cầu nước khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triểnCây mía cần tưới nước thường xuyên khi mới trồng, đến khi mía có đốt thì tưới nước ít hơn.

Vận dụng 4 trang 95 KHTN lớp 7: Kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước ở địa phương.

Trả lời:

- Một số cây cần nhiều nước là: lúa, rau xà lách, rêu, bèo, cây cói, cây ráy, dương xỉ,…

- Một số cây cần ít nước là: cây xương rồng, sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ,...

Vận dụng 5 trang 95 KHTN lớp 7: Vì sao trong trồng trọt muốn thu được năng suất cao thì cần tưới đủ nước cho cây trồng?

Trả lời:

- Nước vừa là môi trường diễn ra các phản ứng quang hợp, là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp và là yếu tố quyết định khả năng trao đổi khí qua khí khổng. Do đó, nước ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanhCây thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

- Quang hợp có diễn ra tốt thì khả năng tích lũy chất hữu cơ của cây tăng và năng suất thu được sẽ cao.

 Trong trồng trọt muốn thu được năng suất cao thì cần tưới đủ nước cho cây trồng.

Câu hỏi 6 trang 96 KHTN lớp 7: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật

Trả lời:

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật. Do đó, nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:

Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình 20oC  30oC.

Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loài cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ.

Câu hỏi 7 trang 96 KHTN lớp 7: Đọc thông tin bảng 19.3, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua. Cây quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ nào? 

Đọc thông tin bảng 19.3, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua

Trả lời:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp của cây cà chua: ở 13oCcây quang hợp yếu; ở 21oCcây quang hợp mạnh; ở 35oCdiệp lục bị phân huỷ khiến cây không quang hợp. Như vậy, ở 21oCcây cà chua quang hợp mạnh nhất.

Câu hỏi 8 trang 96 KHTN lớp 7: Có phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng lên theo không?

Có phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng lên theo không?

Trả lời:

- Trong giới hạn nhiệt độ cho phép, khi tăng nhiệt độ thì cường độ quang hợp sẽ tăng.

Nhưng tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng lên theo là sai. Vì khi nhiệt độ tăng quá cao vượt qua giới hạn cho phép sẽ khiến các hạt diệp lục bị phân hủy dẫn tới quang hợp sẽ giảm hoặc ngừng trệ.

Vận dụng 6 trang 96 KHTN lớp 7: Vì sao trong thực tiễn người ta cần chống nóng và chống rét cho cây trồng? Nêu ví dụ biện pháp chống nóng, chống rét cho cây.

Trả lời:

- Giải thích vai trò của các biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng: Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của cây đều sẽ bị giảm hoặc ngưng trệ dẫn đến khả năng tích lũy chất hữu cơ của cây giảm, khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Như vậy, trong thực tiễnngười ta cần chống nóng và chống rét cho cây trồng vì các biện pháp chống nóng, chống rét cho cây sẽ có tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho cây quang hợp từ đó cây có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong trường hợp nhiệt độ môi trường khắc nghiệt.

- Ví dụ về biện pháp chống nóng, chống rét cho cây:

+ Biện pháp chống nóng cho cây: tưới nước vào buổi sáng sớm, chiều tối; trồng cây dưới mái che;…

+ Biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn; che phủ nylon; bón thêm phân kali, phân lân, giảm đạm,… để cây tăng cường khả năng chống rét; dùng vòi bơm tưới trên mặt lá vào những ngày có sương muối buốt giá để làm tan sương, tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng xuyên qua;…

Tìm hiểu thêm trang 96 KHTN lớp 7: Người trồng cây ăn quả, rau và hoa trong nhà kính tìm cách cải thiện hiệu quả quang hợp của cây bằng cách sử dụng đèn LED với màu sắc và cường độ ánh sáng phù hợp với từng loài. Giải thích tại sao.

Trả lời:

Người trồng cây ăn quả, rau và hoa trong nhà kính tìm cách cải thiện hiệu quả quang hợp của cây bằng cách sử dụng đèn LED với màu sắc và cường độ ánh sáng phù hợp với từng loài vì:

- Trồng cây trong nhà đem lại nhưng lợi thế như tiết kiệm diện dích gieo trồng; đồng thời, nếu trồng cây trong nhà, người trồng có thể điều chỉnh được các yếu tố ngoại cảnh tác động đến cây, giúp cây trồng tránh được các điều kiện tự nhiên bất lợi như mưa bão, nóng lạnh,… từ đó mà thu được năng suất cao hơn.

- Tuy nhiên, một trong những điều kiện cần khắc phục khi trồng cây trong nhà đó chính là ánh sáng: Ánh sáng trong nhà yếu, có thành phần quang phổ không thích hợp để quang hợp ở nhiều loại cây trồng. Mà ánh sáng là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng quang hợp – khả năng tổng hợp chất hữu cơ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Đèn LED dùng trồng cây sẽ thiết kế có ánh sáng tỏa ra có cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ phù hợp với khả năng quang hợp của cây giúp cây sinh trưởng và phát triển ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng Mặt Trời.

→ Sử dụng đèn LED với màu sắc và cường độ ánh sáng phù hợp với từng loài sẽ đảm bảo năng suất cây trồng ở trong nhà.

II. Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

Câu hỏi 9 trang 96 KHTN lớp 7: Cho biết hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn.

Trả lời:

Hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn:

Mất rừng đầu nguồn khiến cho đất bị hoang hóa do không có tán cây che phủ và rễ cây giữ đất → Suy thoái tài nguyên đất, dễ gây ra tình trạng sạt lở đất.

- Mất rừng đầu nguồn khiến cho tốc độ dòng chảy khi mưa xuống nhanh và mạnh do không có cây cản lại cùng với hiện trạng đất bị suy thoái → Gây ra ngập lụt, lũ quét, thiếu hụt nguồn nước ngầm,…

- Mất rừng làm mất nguồn thức ăn, nơi sinh sống của động vật,… → Suy thoái tài nguyên sinh vật.

Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng lên gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, kéo theo đó là biến đổi khí hậu → Đe dọa trực tiếp đến sự sống của nhiều loài sinh vật trong đó có con người.

 Vì vậychúng ta cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng.

Câu hỏi 10 trang 97 KHTN lớp 7: Quan sát hình 19.4 và đọc thông tin mục II, cho biết:

a) Vai trò của cây xanh, các vai trò này do đâu mà có.

b) Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.Quan sát hình 19.4 và đọc thông tin mục II, cho biết: Vai trò của cây xanh

Trả lời:

a)

Vai trò của cây xanh:

+ Thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm trong không khí.

Là nơi sống, sinh sản cho sinh vật khác.

+ Thoát khí oxygen giúp cung cấp dưỡng khí cho sự sống của nhiều loài sinh vật.

+ Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh cho con người.

+ Tổng hợp chất hữu cơ (nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật) và năng lượng cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

+ Hút khí carbon dioxide khiến làm giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

- Vai trò này có được là nhờ hoạt động sống của cây xanh mà có, chủ yếu là nhờ có quang hợp. Quang hợp có vai trò cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cần thiết cho sự sống. Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật tự dưỡng thông qua quang hợp tạo ra nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác. Quá trình quang hợp giúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí.

b) Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh:

Trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng sẽ giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật,…

Diện tích rừng tăng thì lượng oxygen tăng đảm bảo sự sống của các sinh vật; lượng carbon dioxide giảm làm giảm hiệu ứng nhà kính giúp điều hòa khí hậu, giảm ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,…

 Vì vậychúng ta cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng.

Vận dụng 7 trang 97 KHTN lớp 7: Viết một đoạn văn ngắn về phong trào trồng và bảo vệ cây xanh.

Trả lời:

Cây xanh có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Đất nước ta đang trên đà đi lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa: các nhà máy, cơ quan, các khu đô thị,... mọc lên ngày càng nhiều. Và cũng theo đó, vấn đề ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi: khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường (bão lũ, hạn hán,…) cộng với nhiều nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn,…) gây ra cho con người những bất lợi về sức khỏe thậm chí là tính mạng. Trong hoàn cảnh đó, cây xanh lại càng có vai trò vô cùng quan trọng. Trồng và bảo vệ cây xanh là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống quanh ta. Hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí, kiểm soát gió và lưu thông gió. Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí COvà cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Với những vai trò to lớn ấy, thật không quá khi nói rằng trồng và bảo vệ cây xanh chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Bởi vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ cây xanh, nếu cần thay thế trồng mới cây cổ thụ thì cần được xây dựng quy hoạch một cách hệ thống và được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Vận dụng 8 trang 97 KHTN lớp 7: Em phải làm gì để góp phần trồng thêm nhiều cây xanh và bảo vệ cây xanh?

Trả lời:

Những hành động mà em có thể làm để góp phần trồng thêm nhiều cây xanh và bảo vệ cây xanh:

- Thực hiện trồng thêm nhiều cây xanh.

- Bảo vệ cây xanh nơi mình sống: không bẻ cành, bứt lá; thường xuyên chăm sóc cây bằng việc bón phân, tưới nước hợp lí.

- Tuyên truyền cho mọi người luôn có ý thức và trách nhiệm chung tay bảo vệ cây xanh.

Luyện tập 3 trang 97 KHTN lớp 7: Dựa vào phương trình quang hợp, giải thích vai trò của cây xanh trong tự nhiên.

Trả lời:

Vai trò của cây xanh trong tự nhiên:

- Quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra chất hữu cơ → Cung cấp nguồn thức ăn cho các loài sinh vật khác trên Trái Đất.

- Trong quá trình quang hợp, cây xanh lấy khí CO2 và thải ra khí O2 → Giúp cân bằng hàm lượng hai khí này trong tự nhiên đảm bảo cung cấp dưỡng khí cho sự sống của các sinh vật đồng thời hạn chế sự biến đổi khí hậu (hiện tượng Trái Đất nóng lên).

- Quá trình quang hợp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học → Giúp cung cấp năng lượng cho sự sống của các sinh vật.

Luyện tập 4 trang 97 KHTN lớp 7: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ:

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Trả lời:

Thực tế đã chứng minh, cây xanh mang đến cho chúng ta những lợi ích to lớn: Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí oxygen - một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và hút vào khí carbon dioxide - một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc trong một bầu không khí trong lành. Hiểu được điều đó, Bác Hồ đã đưa ra lời khuyên trên nhằm khuyến khích phong trào trồng cây, gây rừng:

- “Mùa xuân là Tết trồng cây” có nghĩa nên trồng cây vào mùa xuân - mùa của sức sống mới, mùa mà cây cối được hưởng thụ tiết trời ấm áp với những cơn mưa xuân nhè nhẹ, nhờ đó mà cây dễ dàng phát triển hơn.

- “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” có nghĩa việc trồng cây sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đất nước, giúp đất nước càng ngày càng phát triển.

Bài viết liên quan

692
  Tải tài liệu