Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 25. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Mở đầu trang 115 Bài 25 KHTN lớp 7:
- Thực vật thu nhận, sử dụng nước và các chất dinh dưỡng như thế nào?
Trả lời:
- Thực vật thu nhận nước và các chất dinh dưỡng chủ yếu qua việc hút nước và các muối khoáng từ đất của rễ.
- Nước và các chất dinh dưỡng được cây sử dụng cho các hoạt động sống thiết yếu đặc biệt là quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ của cây.
- Kết luận của Gian Van Hen – môn là không đúng. Vì ngoài nước cây còn cần các chất dinh dưỡng khoáng khác lấy từ đất bằng chứng là khối lượng đất có sự giảm đi.
I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng
Trả lời:
Con đường hấp thụ và vận chuyển nước từ đất vào trong rễ:
- Nước và muối khoáng được các tế bào lông hút của rễ hút vào.
- Sau khi được lông hút hấp thụ vào, nước và chất khoáng vào rễ đi theo 2 con đường (đi xuyên qua tế bào chất của tế bào hoặc đi qua khoảng không gian giữa các tế bào) rồi dẫn vào mạch gỗ ở rễ.
Trả lời:
- Các chất được vận chuyển trong mạch gỗ: nước và chất khoáng.
- Các chất được vận chuyển trong mạch rây: các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
Trả lời:
- Mạch gỗ vận chuyển nước trong thân cây.
- Khí khổng ở lá cây sẽ là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng thoát hơi nước ra môi trường ngoài.
Câu hỏi 4 trang 117 KHTN lớp 7: Quan sát hình 25.4, mô tả hoạt động đóng, mở khí khổng.
Trả lời:
- Hoạt động đóng, mở khí khổng:
+ Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng (khe khí khổng mở rộng) làm tăng cường thoát hơi nước.
+ Khi tế bào khí khổng bị mất nước thì khí khổng sẽ đóng lại (khe khí khổng khép lại không hoàn toàn) làm giảm thoát hơi nước.
- Khí khổng của thực vật thường mở khi được chiếu sáng và thiếu carbon dioxide. Tuy nhiên, thực vật cũng có thể chủ động điều tiết đóng, mở khí khổng trong từng điều kiện môi trường.
Trả lời:
- Những cây cần nhiều nước: lúa nước, rau muống, rau cải, bèo tây,…
- Những cây cần ít nước: mía, bỏng, nha đam,…
Luyện tập 1 trang 117 KHTN lớp 7: Trình bày sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
Trả lời:
Sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật:
- Nước và muối khoáng được lấy vào nhờ các tế bào lông hút ở rễ sau đó vận chuyển vào mạch gỗ đi đến các bộ phận khác của cây để cây sử dụng cho các hoạt động sống. Sau đó, phần lớn nước được thoát ra ngoài qua khí khổng ở lá.
- Nước được giữ lại trong cây được vận chuyển đến lá để thực hiện quá trình quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ của cây. Chất hữu cơ được tạo ra nhờ quá trình quang hợp sẽ theo mạch rây vận chuyển đến các phần khác của cây để tích trữ hoặc sử dụng.
Luyện tập 2 trang 117 KHTN lớp 7: Ghép mỗi cấu trúc (ở cột I) với chức năng (ở cột II) cho phù hợp.
Trả lời:
1 – b: Khí khổng là nơi diễn ra quá trình thoát hơi nước.
2 – d: Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
3 – a: Lông hút thực hiện chức năng hút nước và khoáng.
4 – c: Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ.
Trả lời:
Những buổi trưa hè nếu ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng ngoài bóng cây vì:
- Tán lá đã hấp thu nhiệt độ cao nên làm nhiệt độ giảm xuống.
- Ngoài ra, lá cây thực hiện quá trình quang hợp giải phóng ra oxygen và hơi nước làm cho không khí thay đổi giúp ta cảm thấy mát và dễ chịu hơn.
Trả lời:
- Vào những ngày trời nắng, cây thoát hơi nước nhiều để tránh sự đốt nóng dưới ánh Mặt Trời. Do đó, cần tưới nhiều nước hơn để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây phát triển.
- Cần chú ý không nên tưới nước vào lúc trời nắng sẽ gây hại cho cây mà nên chờ khi tắt nắng (sáng sớm, chiều tối) để tưới cây.
Báo cáo thí nghiệm 1 trang 118 KHTN lớp 7: Thí nghiệm vận chuyển nước ở thân cây
1. Mô tả hiện tượng thay đổi màu sắc của lá cần tây mà em quan sát được.
2. Mô tả kết quả quan sát lát cắt ngang hai cuống lá cần tây. Từ thí nghiệm em rút ra kết luận gì?
Trả lời:
1. Mô tả hiện tượng thay đổi màu sắc lá cần tây
-Lá cây cần tây ở cốc A chuyển sang màu đỏ.
- Lá cây cần tây ở cốc B chuyển sang màu xanh.
Trả lời:
2. Kết quả quan sát lát cắt ngang hai cuống lá cần tây:
- Kết quả: Quan sát lát cắt ngang hai cuống lá cần tây, thấy rằng phần mạch gỗ của cuống lá chuyển sang màu sắc tương tự màu nước trong cốc.
- Kết luận rút ra: Mạch gỗ tham gia vận chuyển nước trong thân cây.
3. Báo cáo
BÁO CÁO KẾT QUẢ
Ngày 25 tháng 3 năm 2023
Tên thí nghiệm: Vận chuyển nước ở thân cây.
Tên nhóm: Nhóm 1
1. Mục đích thí nghiệm
- Xác định bộ phận thực hiện việc vận chuyển nước trong cây.
2. Chuẩn bị thí nghiệm
• Mẫu vật: hai cây cần tây.
• Dụng cụ, hóa chất: hai cốc thủy tinh, nước sạch, dao nhỏ hoặc kéo, hai lọ phẩm màu khác nhau (màu xanh và màu đỏ).
3. Các bước tiến hành
Bước 1. Cắt và cắm hai cuống cần tây có lá vào hai cốc nước màu:
- Cốc A: nước có pha màu đỏ.
- Cốc B: nước có pha màu xanh.
Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu của lá cần tây ở mỗi cốc sau 30 – 60 phút.
Bước 2. Dùng dao cắt ngang hai cuống lá cần tây thí nghiệm. Quan sát lát cắt ngang bằng kính lúp.
4. Giải thích thí nghiệm
- Cốc A có màu đỏ, khi cắm cây cần tây trong cốc A, mạch gỗ vận chuyển nước có màu đỏ lên thân cây và lên lá khiến cho mạch gỗ trong thân và phần lá chuyển dần sang màu đỏ.
- Cốc B có màu xanh, khi cắm cây cần tây trong cốc B, mạch gỗ vận chuyển nước có màu xanh lên thân cây và lên lá khiến cho mạch gỗ trong thân và phần lá chuyển dần sang màu xanh.
5. Kết luận
- Mạch gỗ tham gia vận chuyển nước trong thân cây.
Báo cáo thí nghiệm 2 trang 118 KHTN lớp 7: Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
Trả lời:
THÍ NGHIỆM 1
BÁO CÁO KẾT QUẢ
Ngày 25 tháng 3 năm 2023
Tên thí nghiệm: Chứng minh lá thoát hơi nước.
Tên nhóm: Nhóm 1
1. Mục đích thí nghiệm
- Chứng minh ở lá xảy ra sự thoát hơi nước.
2. Chuẩn bị thí nghiệm
• Mẫu vật: hai chậu cây nhỏ cùng loại, cùng kích cỡ.
• Dụng cụ, hóa chất: hai túi nylon to trong suốt.
3. Các bước tiến hành
Bước 1.Cắt bỏ lá cây ở chậu A. Chùm túi nylon vào hai cây ở 2 chậu A và B.
Bước 2.Để hai chậu cây ra chỗ sáng.
Bước 3.Dự đoán hiện tượng xảy ra ở hai chậu A và B sau 1 giờ thí nghiệm.
4. Giải thích thí nghiệm
- Chậu A đã bị cắt bỏ lá nên hầu như không xảy ra quá trình thoát hơi nước. Do đó, túi nylon chùm lên cây ở chậu A không thấy có hơi nước bám vào (túi nylon vẫn trong).
- Chậu B có lá thực hiện quá trình thoát hơi nước, hơi nước thoát ra bị túi nylon cản lại nên có hiện tượng hơi nước bám vào trong túi nylon (túi nylon bị mờ đục).
5. Kết luận
- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình thoát hơi nước của cây.
THÍ NGHIỆM 2
BÁO CÁO KẾT QUẢ
Ngày 25 tháng 3 năm 2023
Tên thí nghiệm: Chứng minh lá thoát hơi nước.
Tên nhóm: Nhóm 1
1. Mục đích thí nghiệm
- Chứng minh lá có quá trình thoát hơi nước.
2. Chuẩn bị thí nghiệm
• Mẫu vật: hai cây nhỏ còn nguyên thân, lá, rễ, cùng loài, cùng kích cỡ.
• Dụng cụ, hóa chất: hai bình tam giác có nước, dầu ăn, kéo, cân thăng bằng và các quả cân.
3. Các bước tiến hành
Bước 1.Đối với bình A, cho vào một cây có rễ, thân, lá. Rót dầu vào bình sau khi cắm cây.
Bước 2.Đối với bình B, cắt hết lá cây rồi cắm vào bình. Rót dầu vào bình sau khi cắm cây.
Bước 3.Đặt cả hai bình tam giác lên bàn cân sao cho cân thăng bằng. Quan sát hiện tượng xảy ra sau 1 giờ.
4. Giải thích thí nghiệm
- Hiện tượng: Cán cân thăng bằng lệch dần sang phía bình B.
- Giải thích thí nghiệm:
+ Bình A có lá, lá cây thoát hơi nước, làm lượng nước trong bình A giảm đi. Do đó, bình A nhẹ dần đi.
+ Bình B không có lá nên hầu như không diễn ra quá trình thoát hơi nước, làm lượng nước trong bình B hầu như không bị mất đi. Do đó, bình B hầu như vẫn giữ được khối lượng.
5. Kết luận
- Lá cây thực hiện quá trình thoát hơi nước.
- Quá trình thoát hơi nước của lá thúc đẩy quá trình hút nước của rễ.
II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Trả lời:
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật vì ánh sáng liên quan chặt chẽ với quang hợp. Khi quang hợp mạnh, thực vật hút nhiều nước và muối khoáng.
Trả lời:
- Nhiệt độ của đất ảnh hưởng lớn đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây.
- Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Ban ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, cây thoát hơi nước mạnh giữ cho cây không bị đốt nóng. Khi đó, quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây sẽ tăng.
Trả lời:
Ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng:
- Khi trời nắng, nhiệt độ cao cây thoát hơi nước nhiều hơn nên quá trình hút nước của cây cũng diễn ra mạnh hơn.
- Khi đất không tơi xốp, thoáng khí, cây còi cọc, kém phát triển do quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng kém.
Trả lời:
Một số biện pháp làm cho đất tơi xốp, thoáng khí:
- Cày xới đất, làm cỏ, sục bùn,…
- Bổ sung nguồn phân hữu cơ cho đất.
- Nếu đất bị ngập úng phải tháo nước rồi mới tiến hành cày xới, bổ sung phân hữu cơ,…
Câu hỏi 7 trang 120 KHTN lớp 7: Thế nào là cân bằng nước của cây trồng?
Trả lời:
Cân bằng nước của cây trồng là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
Trả lời:
- Cần tưới nước cho cây khi cây cần.
- Cách tưới nước: Căn cứ vào từng loài cây, thời điểm sinh trưởng và nhu cầu nước của cây cũng như là loại đất, điều kiện môi trường để tưới đủ lượng nước cho cây và tưới đúng cách.
Câu hỏi 9 trang 121 KHTN lớp 7: Quan sát hình 25.10, nêu nguyên tắc bón phân hợp lí cho cây trồng?
Trả lời:
Nguyên tắc bón phân hợp lí:
- Bón đúng loại phân, đúng đối tượng, đúng cách.
- Bón phân cân đối, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng thời tiết, mùa vụ.
Vận dụng 4 trang 121 KHTN lớp 7: Cho ví dụ về bón phân hợp lí trong trồng lúa nước?
Trả lời:
Ví dụ về bón phân hợp lí trong trồng lúa nước:
- Bón lót cho lúa trước khi cấy: bón phân chuồng, phân bón bổ sung N, P, K với lượng khoảng 15 – 20 kg/sào.
- Bón thúc cho lúa thời kì đẻ nhánh (sau cấy 7 – 10 ngày): bổ sung phân đạm với 10 – 15 kg/sào.
- Bón thúc cho lúa thời kì đón đòng và nuôi hạt: bổ sung phân đạm và kali lượng khoảng 7 – 10 kg/sào.
Trả lời:
- Tưới nước: Cây cảnh để trong nhà thường là cây ưa ánh sáng yếu, nên không cần tưới quá nhiều nước, mùa hè nên phun ẩm 1 – 2 lần trong ngày (tùy từng loài cây).
- Bón phân: Bón ít hàm lượng nhưng chia ra nhiều lần bón khác nhau để tránh gây hiện tượng “cháy” phân. Bón phân tốt nhất là nửa tháng 1 lần.
Bài viết liên quan
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
- Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài tập Chủ đề 8 trang 128