Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'. Trải mặt bên AA'C'C thành hình chữ nhật AA'MN. Trải mặt bên BB'C'C thành hình chữ nhật BB'QP

Lời giải Hoạt động 8 trang 84 Toán lớp 7 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Tập 1.

196


Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác 

Hoạt động 8 trang 84 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' (Hình 31).

Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều (ảnh 1)

Trải mặt bên AA'C'C thành hình chữ nhật AA'MN. Trải mặt bên BB'C'C thành hình chữ nhật BB'QP.

a) Tính diện tích hình chữ nhật MNPQ.

b) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với tích của chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' và chiều cao của hình lăng trụ đó.

c) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'

Lời giải:

a) Ta thấy diện tích hình chữ nhật MNPO bằng tổng diện tích của ba hình chữ nhật MA’AN; AA’B’B; B’BPQ.

Diện tích hình chữ nhật MA’AN là:

S1 = b.h (đơn vị diện tích)

Diện tích hình chữ nhật AA’B’B là:

S2 = c.h (đơn vị diện tích)

Diện tích hình chữ nhật B’BPQ là:

S3 = a.h (đơn vị diện tích)

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:

S = ah + bh + ch = (a + b + c).h (đơn vị diện tích)   (1)

b) Chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là:

BC + AC + AB = a + b + c (đơn vị độ dài)

Tích của chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B”C” và chiều cao của hình lăng trụ đó là: (a + b + c).h                  (2).

Từ (1) và (2) ta có diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng với tích chu vi đáy với chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’.

c) Diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng với diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’.

 

Xem thêm lời giải bài tập Toán 7 Tập 1 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài viết liên quan

196