Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Hóa học lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 11

427
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46: Luyện tập: Andehit, Axit cacboxylic  

Bài 1: Cho 0,04 mol một hh X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO pư vừa đủ với dd chứa 6,4g brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dd NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là

A. 0,56 gam.          

B. 1,44 gam.

C. 0,72 gam.          

D. 2,88 gam.

Đáp án: B

CH2=CH-COOH x mol; CH3COOH y mol; CH2=CH-CHO z mol

⇒ x + y + z = 0,04 mol

nBr2 = x + 2z = 0,04 mol

nNaOH = x + y = 0,03 mol

⇒ x = 0,02; y = 0,01; z = 0,01 ⇒ mCH2=CH-COOH = 0,02. 72 = 1,44g

Bài 2: Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 39,66%.   

B. 60,34%.   

C. 21,84%.   

D. 78,16%.

Đáp án: C

nAg = 0,26

2nX < nAg < 4nX ⇒ Trong X có HCHO. Mà X và Y có cùng số nguyên tử C, đốt cháy X và Y đều cho nCO2 = nH2O ⇒ Y là HCOOH

Gọi nHCHO = x mol; nHCOOH = y mol

⇒ x + y = 0,1 mol;

4x + 2y = 0,26

⇒ x = 0,03; y = 0,07

Luyện tập: Andehit - Axit cacboxylic

Bài 3: Axit cacboncylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là

A. 15,9%.   

B. 29,9%.   

C. 29,6%.   

D. 12,6%.

Đáp án: B

nCO2 = 0,35 mol; nH2O = 0,45 mol; nO2 = 0,4 mol

Số C trung bình = 0,32 : 0,2 = 1,75

⇒ 2 ancol là CH3OH (x mol) và C2H5OH (y mol); axit là CnHmO4 (z mol)

Bảo toàn O: x + y + 4z = 0,35.2 + 0,45 – 0,4.2 = 0,35 mol (1)

x + y + z = 0,2 (2)

Từ (1)(2) ⇒ z = 0,05;

⇒ x + y = 0,15

nCO2 = 0,05n + x + 2y = 0,35

Ta có 0,05n + x + y < 0,05n + x + 2y = 0,35

⇒ 0,05n < 0,2 ⇒ n < 4

Lại có %mO < 70% ⇒ MX > 91 ⇒ n > 2

⇒ n = 3 (HOOC – CH2 – COOH) ⇒ x = 0,1; y = 0,05

%mCH3OH = Luyện tập: Andehit - Axit cacboxylic

Bài 4: Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH.

Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO

A. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.

B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

C. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

D. chỉ thể hiện tính khử.

Đáp án: A

Bài 5: Cho các chất axit axetic; glixerol; etanol; axetanđehit . Nhận biết các chất trên bằng

A. quỳ tím          

B. dung dịch NaOH

C. Cu(OH)2/OH-          

D. dung dịch HCl

Đáp án: C

Sử dụng Cu(OH)2/OH- hiện tượng:

Axit axetic: Kết tủa tan

Glixerol: Tạo phức chất tan màu xanh da trời

Axetanđehit: Tạo kết tủa đỏ gạch

Etanol: Không hiện tượng

Bài 6: Hỗn hợp A gồm hai anđêhit no, đơn chức, hở là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 11,8g A phản ứng với Ag2O dư trong NH3 được a gam Ag. Cho a gam Ag phản ứng với HNO3 đặc nóng dư được 17,92 lít NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktC. Tìm hai anđêhit:

A. CH3CHO; C2H5CHO

B. HCHO; CH3CHO

C. C2H5CHO; C3H7CHO

D. C3H7CHO; C4H9CHO

Đáp án: B

nNO2 = 0,8. Bảo toàn e ⇒ nAg = 0,8 mol

Giả sử A không có HCHO ⇒ nA = 0,8 : 2 = 0,4 mol

⇒ MA = 11,8 : 0,4 = 29,5 < 30 (HCHO) ⇒ loại

⇒ A gồm HCHO và CH3CHO

Bài 7: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO dư nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8.          

B. 21,6.

C. 43,2.          

D. 16,2.

Đáp án: B

mtăng = m[O] = 6,2 – 4,6 = 1,6g

n[O] = nancol = nandehit = 0,1 mol

Mancol = 4,6 : 0,1 = 46 ⇒ C2H5OH

⇒ nAg = 2 nancol = 0,2 ⇒ m = 21,6g

Bài 8: Cho các chất: (1) etanol; (2) phenol; (3) axit acrylic; (4) axit axetic; (5) axit propanoic; (6) ancol benzylic; (7) axit fomic; (8) etanal; (9) nước; (10) axit oxaliC. Tính axit biến đổi như sau:

A. (6) < (1) < (8) < (9) < (10) < (5) < (4) < (7) < (3) < (2)

B. (8) < (1) < (6) < (9) < (2) < (5) < (4) < (7) < (3) < (10)

C. (8) < (1) < (6) < (9) < (2) < (5) < (4) < (7) < (10) < (3)

D. (8) < (1) < (6) < (9) < (2) < (7) < (4) < (5) < (3) < (10)

Đáp án: B

Bài 9: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là

A. C3H7COOH và C4H9COOH.

B. CH3COOH và C2H5COOH.

C. C2H5COOH và C3H7COOH.

D. HCOOH và CH3COOH

Đáp án: D

H+ + HCO3- → CO2 + H2O

⇒ nX = nH+ = nCO2 = 0,1 mol

MX = 5,4 : 0,1 = 54

⇒ X gồm: HCOOH(46); CH3COOH(60)

Bài 10: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH.

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng. X là chất nào sau đây?

A. CH3COONa.         

B. HCOOCH3.

C. CH3CHO.         

D. C2H5OH.

Đáp án: C

Bài 11: Công thức chung của anđehit không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO.         

B. CnH2n-2O.

C. CnH2n+2O.         

D. CnH2n-4O.

Đáp án: B

Bài 12: Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là

A. 43,2 gam.         

B. 21,6 gam.

C. 16,2 gam.         

D. 10,8 gam.

Đáp án: B

nAg = 2nCH3CHO = 0,2 ⇒ mAg = 21,6g

Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Khi cho 1 mol x phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 tạo 4 mol Ag. Công thức của anđehit là

A. HCHO.         

B. OHC-CHO.

C. CH3CHO.         

D. C2H7CHO.

Đáp án: A

Bài 14: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. NaOH, Cu, NaCl.      

B. Na, NaCl, CuO.

C. Na, CuO, HCl.         

D. NaOH, Na, CaCO3.

Đáp án: D

Bài 15: Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là

A. CH≡C-[CH2]2-CHO.      

B. CH2=C=CH-CHO.

C. CH≡C-CH2-CHO.      

D. CH3-C≡C-CHO.

Đáp án: C

nAg = 0,4 < nAg ⇒ X có nhóm chức –CHO và có nối ba đầu mạch.

nX = 1/2 nAg = 0,2 ⇒ MX = 68 ⇒ X là: CH≡C-CH2-CHO.

Bài viết liên quan

427
  Tải tài liệu