Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 20 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Hóa học lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 11

546
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ 

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 16,62%          

B. 45,95%

C. 28,85 %         

D. 43,24%.

Đáp án:

Tương tự câu 15: %mO = 43,24%

Bài 2: Oxi hóa hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ X, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 6 gam X là

A. 2,4 gam.   

B. 1,6 gam.   

C. 3,2 gam   

D. 2,0 gam.

Đáp án: B

nCO2 = 0,3 mol; nH2O = 0,4 mol

mX = mC + mH + mO = 12nCO2 + 2nH2O + mO

⇒ 12.0,3 + 2.0,4 + mO = 6 ⇒ mO = 1,6 gam

Bài 3: Oxi hóa hoàn toàn 1,5 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 0,224 lít N2 và 0,896 lít CO2 (các khí đều đo ở đktc) và 0,9 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 1,5 gam X là

A. 0,32 gam          

B. 0,16 gam

C. 0,64 gam          

D. 0,78

Đáp án: C

nN = 2nN2 = 0,02 ⇒ mN = 0,28

nC = nCO2 = 0,04 ⇒ mC = 0,48

nH = 2nH2O = 0,1 ⇒ mH = 0,1

⇒ mO = 1,5 – mN – mC – mH = 0,64

Bài 4: Đốt chấy hoàn toàn 8,2 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 3,36 lít CO2 (đktc), 5,3 gam Na2CO3 và 2,7 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 8,2 gam X là

A. 6,1 gam.          

B. 3,8 gam.

C. 5,5 gam.          

D. 3,2 gam.

Đáp án: D

nC = nCO2 + nNa2CO3 = 0,15 + 0,05 = 0,2 ⇒ mC = 2,4

nH = 2nH2O = 0,3 ⇒ mH = 0,3

nNa = 2nNa2CO3 = 0,1 ⇒ mNa = 2,3

⇒ mO = mX – mNa – mC – mH = 3,2 gam

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 36,36%          

B. 27,27%

C. 40,91%          

D. 54,54%.

Đáp án: A

mbình (1) tăng = mH2O = 7,2 gam ⇒ mH = 0,8 gam

mbình (2) tăng = mCO2 = 17,6 ⇒ mC = 4,8 gam

⇒ mO = mX – mO – mC = 3,2 gam ⇒ %mO = 36,36%

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm chảy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 5,4 gam, ở bình (2) có 30 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 16,62%          

B. 45,95%

C. 28,85 %          

D. 43,24%.

Đáp án: D

mbình (1) tăng = mH2O = 5,4 gam ⇒ mH = 0,6 g

n↓ = nCaCO3 = nCO2 = 0,3 mol ⇒ mC = 3,6 g

⇒ mO = mX – mC – mH = 3,2 g ⇒ %mO = 43,24%

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 26,67%         

B. 56,67%

C. 53,33 %          

D. 37,04%.

Đáp án: C

nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol ⇒ mC = 1,2g

mdung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O) ⇒ mCO2 + mH2O = 10 – 3,8 = 6,2g

⇒ mH2O = 6,2 – 0,1.44 = 1,8g ⇒ mH = 0,2 g

⇒ mO = mX – mH – mC = 1,6g ⇒ %mO = 53,33%

Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm, thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong X là

A. 75%          

B. 60%

C. 80 %          

D. 90%.

Đáp án: D

mdung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O)

⇒ mCO2 + mH2O = 16,8 gam

Gọi nCO2 = x mol; nH2O = y mol

⇒ 44x + 18y = 16,8 (1)

mX = mC + mH = 12x + 2y = 4 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,3; y = 0,2

⇒ %mC = [(0,3.12) / 4]. 100% = 90%

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 34,78%          

B. 69,56%

C. 76,19 %          

D. 67,71%

Đáp án: A

nO2 = 0,3 mol

Bảo toàn khối lượng:

mX + mO2 = mCO2 + mH2O

⇒ m = 4,6 gam

mC = 2,4; mH = 0,6 ⇒ mO = 1,6

⇒ %mO = 34,78%

Bài 10: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ.

A. xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.

B. xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

C. xác định cấu tạo của chất hữu cơ.

D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Đáp án: B

Bài 11: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố

A. cacbon   

B. hiđro   

C. oxi   

D. nitơ.

Đáp án: A

Bài 12: Chất nào sau đây thuộc loại chất hữu cơ ?

A. Al2C4  

B. CH4   

C. CO   

D. Na2CO3.

Đáp án: B

Bài 13: Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết

A. cộng hóa trị   

B. ion   

C. kim loại   

D. hiđro.

Đáp án: A

Bài 14: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường

A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.

C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

D. xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất.

Đáp án: C

Bài 15: Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là

A. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.

B. nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.

C. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion.

D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

Đáp án: D

Bài 16: Mục đích phân tích định tính chất hữu cơ là

A. Tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.

B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.

C. Xác định phân tử khối của chất hữu cơ.

D. Xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Đáp án: D

Bài viết liên quan

546
  Tải tài liệu