Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 33 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Hóa học lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 11

478
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 33: Luyện tập: Ankin

Bài 1: Hỗn hợp X gồm 2 ankin đều có số nguyên tử cacbon > 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X thu được 0,17 mol CO2. Cho 0,05 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,03 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Vậy hỗn hợp X gồm:

A. propin và but-1-in          

B. axetilen và propin

C. propin và but-2-in          

D. propin và pent-2-in

Đáp án: C

0,05 mol X → 0,17 mol CO2

Số C trung bình trong X = 0,17 : 0,05 = 3,4 ⇒ loại B

nAgNO3 < nX ⇒ Trong X chỉ có một ankin 1 ⇒ loại A

ankin 1 là propin = 0,03 mol ⇒ ankin còn lại = 0,02 mol

Số C trong ankin còn lại là n ⇒ 0,03.3 + 0,02.n = nCO2 = 0,17

⇒ n = 4

Bài 2: Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít H2 (đktc) có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y (không có H2), Y phản ứng tối đa với dung dịch chưa 16 gam Br2. Công thức phân tử của X là

A.C2H2   

B. C3H4   

C. C4H6   

D. C5H6

Đáp án: D

2nX = nH2 + nBr2 = 15,68/22,4 + 16/160 ⇒ nX = 0,4 mol ⇒ MX = 27,2/0,4 = 68 (C5H6)

Bài 3: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3,t°), thu được dung dịch Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là

A.C2H2   

B. C5H6   

C. C4H6   

D. C3H4

Đáp án: A

CnH2n-2 + H2 → CnH2n

Y có hai hidrocacbon ⇒ ankin dư ⇒ 0,1.MX < 3,12 ⇒ MX < 31,2 (C2H2)

Bài 4: Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?

A. 25%          

B. 20%

C. 30%          

D. 40%

Đáp án: A

MX = 14,5 ⇒ mX = 0,1. 14,5 = 1,45g

nCO2 = 2 nC2H2 + 2nC2H4 = 0,1mol

⇒ x + y = 0,05 mol (1) (x = nC2H2; y = nC2H4)

⇒ nH2 = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 0,1g

⇒ mC2H2 + mC2H4 = 1,45 – 0,1 = 1,35 ⇒ 26x + 28y = 1,35 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,025 mol; y = 0,025mol

⇒ %VC2H2 = 0,025 : 0,1 . 100% = 25%

Bài 5: Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là:

A. C3H4 và C4H6          

B. C4H6 và C4H6

C. C2H2 và C4H6          

D. C2H2 và C3H4

Đáp án: C

nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O ⇒ mH2O = 10,96 – 0,2.44 = 2,16g

⇒ nH2O = 0,12 mol

nankin = nCO2 – nH2O = 0,08 mol

Gọi 2 ankin CnH2n-2 (0,02 mol); CmH2m-2 (0,06 mol)

nCO2 = 0,02n + 0,06m = 0,2

⇒ n + 3m = 10

⇒ n = 4; m = 2

Bài 6: Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O

A. 1,0 mol          

B. 0,75 mol

C. 0,50 mol          

D. 1,25 mol

Đáp án: D

C2H2 và C4H4

Đốt cháy X ta có: nCO2 = 2nH2O

Gọi nH2O = x mol ⇒ nCO2 = 2x

mX = mC + mH = 12.2x + 2x = 26x = 13

⇒ x = 0,5 mol

Bảo toàn O: nO2 = nCO2 + 1/2. nH2O = 2,5x = 1,25 mol

Bài 7: Hiđro hoá hoàn toàn ankin X (xt Pd, PbCO3) thu được anken Y có CTPT là C5H10. Vậy Y không thể là anken nào sau đây?

A. 2-metylbut-1-en          

B. 3-metylbut-1-en

C. pent-1-en          

D. pent-2-en

Đáp án: A

Bài 8: Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm axetilen và ankin X có tỷ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch chứa AgNO3 dư trong NH3 thu được 19,35 gam kết tủa. Vậy công thức của ankin X là:

A. CH3CH2CH2-C≡CH          

B. CH3-CH2-C≡CH

C. CH3-C≡C-CH3          

D. CH3-C≡CH

Đáp án: D

C2H2 (0,05 mol); CnH2n-2 ( 0,05 mol)

nC2Ag2 = nC2H2 = 0,05 mol ⇒ mC2Ag2 = 12g < 19,35g

⇒ ankin còn lại có tạo kết tủa với AgNO3/NH3

mCnH2n-3Ag = 19,35 – 12 = 7,35

⇒ 14n + 105 = 7,35 : 0,05 = 147 ⇒ n = 3

Bài 9: Nhiệt phân 0,2 mol CH4 tại 1500oC và tiến hành làm lạnh nhanh người ta thu được 0,36 mol hỗn hợp X gồm axetilen, metan và khí H2. Cho hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 9,6 gam          

B. 12,0 gam

C. 19,2 gam          

D. 24,0 gam

Đáp án: C

Luyện tập ankin

nsau pư = 0,2 - 2x + x + 3x = 0,2 + 2x = 0,36 ⇒ x = 0,08mol

nC2Ag2 = nC2H2 = x = 0,08 mol ⇒ m↓ = 0,08. 240 = 19,2g

Bài 10: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H6 tác dùng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất trên?

A.5   

B. 4   

C. 6   

D. 2

Đáp án: B

C7H6 + nAgNO3 + nNH3 → C7H8-nAgn + nNH4NO3

n↓ = nC7H6 = 0,15 mol ⇒ 0,15(92 + 108n) = 45,9 ⇒ n = 2

⇒ X có 2 liên kết ba đầu mạch, có 4 cấu tạo:

HC≡C – CH2 – CH2 – CH2 – C≡CH; HC≡C – CH(CH3) – CH2 – C≡CH;

HC≡C – CH(C2H5) – C≡CH; HC≡C – C(CH3)2 – C≡CH

Bài 11: Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức C4H6 là

A.3   

B. 2   

C. 5   

D. 4

Đáp án: D

Bài 12: Ankin có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3?

A.3   

B. 4   

C. 5   

D. 6

Đáp án: B

Bài 13: Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O( xúc tác HgSO4), thu được sản phẩm hữu cơ là

A.C2H4(OH)2   

B. CH3CHO

C. CH3COOH   

D. C2H5OH

Đáp án: B

Bài 14: Cho các chất: but-1-en; but-1-in; buta-1,3-đien; vinyl axetilen; isobutilen; anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?

A.3   

B. 6   

C. 5   

D. 4

Đáp án: D

Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít Hiđrocacbon X , thu được 8,96 lít CO2 (thể tích các khí đo (đktc)). X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. CH3 – CH2 – C ≡CH   

B. CH3 – CH2 – C ≡ CH.

C. CH3 – C ≡ C – CH3   

D.CH3 – CH = CH – CH3

Đáp án: A

nC = 8,96/2,24 = 4;

X + AgNO3/NH3 ⇒ X có liên kết ba đầu mạch

Bài viết liên quan

478
  Tải tài liệu